【kết quả bayen】Tỷ lệ bác sĩ tại Việt Nam thấp hơn nhiều mức trung bình thế giới

Tỷ lệ bác sĩ tại Việt Nam thấp hơn nhiều mức trung bình thế giới

(Dân trí) - Nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, do đó cần nguồn nhân lực có chất lượng. Số bác sĩ trên 10.000 dân ở nước ta mới chỉ là 12,5.

Báo cáo của Bộ Y tế năm 2023 cho thấy, số bác sĩ trên 10.000 dân của Việt Nam là 12,5 (so với năm 2020 là 9,81 bác sĩ/vạn dân). Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam hiện có khoảng 125.000 bác sĩ. Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân của nước ta là 32.

Theo ước tính của Bộ Y tế, hiện năng lực đào tạo bác sĩ trên cả nước vào khoảng 13.000 bác sĩ tốt nghiệp/năm. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 33 giường bệnh và 15 bác sĩ trên 10.000 dân. 

Đồng thời, Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 25 điều dưỡng trên 10.000 dân, tỷ lệ điều dưỡng trên dân số Việt Nam trung bình 11,4 trên 10.000 dân, thấp hơn so với thế giới. Số điều dưỡng trên một bác sĩ nước ta cũng rất thấp.

Tỷ lệ điều dưỡng, bác sĩ của nước ta thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới.

Chia sẻ tại lễ ký kết hợp đồng nguyên tắc với các cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội diễn ra chiều 19/11, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết, đây là lần đầu tiên nhà trường tổ chức ký kết với hầu hết các cơ sở thực hành. 

Mối quan hệ hợp tác của trường với các cơ sở thực hành là mối quan hệ lịch sử, truyền thống, không thể thay đổi. Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam, vì thế mối quan hệ giữa trường và các bệnh viện thực hành đã được xây dựng từ rất lâu.

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội (Ảnh: HMU).

"Trải qua 122 năm, chúng ta đã đồng hành cùng nhau để đào tạo ra nhiều thế hệ y bác sĩ, có thể nói là phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước. Vì thế, mối quan hệ giữa nhà trường và bệnh viện thực hành rất đặc biệt. 

Hàng ngày có hàng nghìn học viên, sinh viên của nhà trường đang thực hành, thực tập tại bệnh viện từ trung ương đến địa phương, tham gia tích cực vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, sát cánh cùng với viên chức, người lao động của cơ sở thực hành", GS Tú nói. 

Bên cạnh đó, cũng có hàng trăm thầy cô là giảng viên ưu tú của nhà trường đang ngày đêm công tác tại các cơ sở thực hành. 

GS Tú đánh giá mối quan hệ giữa nhà trường và bệnh viện thực hành là mối quan hệ hết sức đặc biệt, cần giữ gìn, vun đắp để cùng thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành y tế.

Theo ông, Trường Đại học Y Hà Nội không chỉ là cơ sở đào tạo quan trọng mà còn là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trọng yếu của ngành y tế, vì cả tỷ trọng lẫn chất lượng. Vì thế, việc duy trì, vun đắp mối quan hệ giữa nhà trường với cơ sở thực hành là tất yếu, sống còn để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế. 

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa, đổi mới chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực tốt hơn nữa cho ngành y tế. 

Nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏecủa người dân ngày càng tăng cao, do đó cần nguồn nhân lực có chất lượng. Tuy nhiên, không thể chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng. 

Mối quan hệ trường - viện mang ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo. Hợp tác này mang lại nhiều lợi ích cho cả các bệnh viện lẫn trường, đặc biệt là người dân sẽ hưởng lợi nhất, vì sẽ được khám chữa bệnh với nguồn nhân lực y tế tốt.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
下一篇:Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa