当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nhận định bóng đá keonhacai 5】Nắm kỹ quy tắc xuất xứ cộng gộp trong RCEP để nâng cao lợi thế thuỷ sản Việt

【nhận định bóng đá keonhacai 5】Nắm kỹ quy tắc xuất xứ cộng gộp trong RCEP để nâng cao lợi thế thuỷ sản Việt

2025-01-10 20:19:38 [Cúp C2] 来源:88Point
RCEP sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vươn cao hơn trong chuỗi cung ứng
Nâng cao tỷ lệ chế biến sản phẩm nông,ắmkỹquytắcxuấtxứcộnggộptrongRCEPđểnângcaolợithếthuỷsảnViệnhận định bóng đá keonhacai 5 thủy sản chủ lực có lợi thế xuất khẩu
Doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ Hiệp định RCEP mở rộng xuất khẩu
Ảnh: Nguyễn Thanh
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đang mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực.

Đồng thời, Hiệp định RCEP cũng giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là khi xuất khẩu sang thị trường các đối tác thương mại hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng.

Phát biểu tại “Hội nghị giao thương trực tuyến thủy sản Việt Nam với các thị trường RCEP 2022” ngày 30/5, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: với mặt hàng hàng thủy sản, các FTA trước đây đều yêu cầu xuất xứ thuần túy ở Việt Nam, nhưng RCEP cho phép con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được hưởng ưu đãi.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP chiếm thị phần lớn (trên 63% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam).

Thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng khả quan.

“Những thành tựu trong những năm qua cũng là dấu ấn để khẳng định vị trí của ngành thủy sản Việt Nam, sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể thâm nhập mạnh hơn vào thị trường các quốc gia thành viên RCEP”, ông Lê Hoàng Tài nói.

Phân tích từ thị trường cụ thể Nhật Bản, ông Nguyễn Mạnh Đồng, Bí thư thứ 3, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết: Nhật Bản là đảo quốc địa hình đồi núi, diện tích đất nông nghiệp hạn chế. Nhật Bản luôn coi biển cả là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm chính và luôn nằm trong các quốc gia tiêu thụ thuỷ sản nhiều nhất thế giới.

Nhật Bản cũng là quốc gia nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới với vị trí lớn thứ 3 cả về lượng và trị giá trong năm 2019. 5 năm trở lại đây, các nước xuất khẩu nhiều thuỷ sản nhất vào thị trường Nhật Bản gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Chile, Liên bang Nga, Việt Nam, Thái Lan.

Ở góc độ sản phẩm, mặt hàng được Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất trong 5 năm qua là tôm đông lạnh, cá hồi Thái Bình Dương đông lạnh, phile cá ngừ chế biến…

Về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản, ông Nguyễn Mạnh Đồng thông tin thêm, năm 2021 tổng trị giá xuất khẩu đạt 1,33 tỷ USD giảm 7% so với năm 2020, chiếm 74% trị giá xuất khẩu nhóm hàng nông, thuỷ sản sang thị trường này.

Theo Hải quan Nhật Bản, sản phẩm thuỷ sản mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản gồm: tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng 22% trong tổng nhập khẩu tôm của Nhật Bản; tôm chế biến chiếm 36% tổng nhập khẩu tôm chế biến của Nhật Bản; bạch tuộc chiếm 38% tổng nhập khẩu bạch tuộc của Nhật Bản…

Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản với mặt hàng tôm, cua đều là Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc…

“Người dân Nhật Bản hiện nay rất ưa chuộng sản phẩm thuỷ sản chế biến sẵn, tiện dụng. Nhìn chung người tiêu dùng Nhật Bản đòi hỏi khá khó tính trong chất lượng và độ tươi ngon của thuỷ sản. Đây là những điều các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải đặc biệt lưu ý”, ông Nguyễn Mạnh Đồng nói.

Bên cạnh những thuận lợi, theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng thủy sản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản phải chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.

Ngoài ra, để tận dụng được những ưu đãi trong Hiệp định RCEP làm nâng cao lợi thế so sánh của ngành thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu thật kỹ quy tắc xuất xứ, đặc biệt là quy tắc xuất xứ cộng gộp nội khối.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần đáp ứng tốt các quy định về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các nước nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản. Đây đang là khâu yếu của thủy sản Việt Nam.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读