游客发表

【câu lạc bộ ý】Xoay xở tìm vốn cho dự án điện độc lập

发帖时间:2025-01-10 10:38:47

Phối cảnh Dự ánNhà máy Nhiệt điện An Khánh (Bắc Giang). Ảnh: S.T

Hơn 133 tỷ USD huy động ở đâu?ởtìmvốnchodựánđiệnđộclậcâu lạc bộ ý

Để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt 550 - 600 tỷ KWh, ngành điện cần nguồn vốn đầu tưrất lớn.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Công thương, trong giai đoạn 2021 - 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là 133,3 tỷ USD, trong đó, cơ cấu giữa nguồn điện và lưới điện là 72/28; trong giai đoạn 2031 - 2045, nhu cầu vốn là 184,1 tỷ USD và cơ cấu giữa nguồn điện và lưới điện là 74/26.

Hiện tại, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước vào các dự án điện gần như bất khả thi. Với quy mô thị trường vốn trong nước hiện nay và trong ít nhất 5 năm tới, dòng vốn nội sinh của nền kinh tếkhông thể đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển ngành điện. Từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, cửa tiếp cận nguồn vốn ODA dần khép lại.

Do đó, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và vốn FDI sẽ có ý nghĩa quyết định trong đầu tư các dự án điện năng. Nhưng, bài toán huy động 13-15 tỷ USD/năm không dễ dàng khi các nhà đầu tư, tổ chức tư vấn đều khẳng định, môi trường kinh doanh còn lắm rủi ro.

Theo ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, thị trường vốn quốc tế rất lớn, hàng chục ngàn tỷ USD, có thể đáp ứng nhu cầu vốn của Việt Nam, nhưng dòng vốn quốc tế có tính cạnh tranh rất cao, theo đúng quy luật cung - cầu và được vận hành theo những chuẩn mực nhất định, đòi hỏi các chủ thể tham gia thị trường phải tuân thủ.

Còn với vốn đầu tư tư nhân, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nguồn vốn này cũng khó do thị trường vốn chưa phát triển, khó đáp ứng các yêu cầu phát hành ra công chúng.

Trong khi đó, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong nước khó khả thi, bởi các dự án năng lượng đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi theo Luật Các tổ chức tín dụng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàngthương mại; tổng mức dư nợ của một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi phải cân đối nguồn cho vay do nguồn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi cho vay các dự án năng lượng là dài hạn. Đồng thời, lãi suất vay vốn các ngân hàng trong nước để thực hiện các dự án điện độc lập (IPP) còn khá cao, chưa có chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án năng lượng tái tạo, dẫn đến giá bán điện cao, khiến dự án khó thu xếp vốn.

Các chuyên gia đều khẳng định, dòng vốn quốc tế cho dù rất lớn, nhưng sẽ chỉ dịch chuyển tới các quốc gia đáp ứng được các tiêu chí như quy mô thị trường đủ lớn, khả năng sinh lời ở mức hấp dẫn và rủi ro thấp.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chỉ ra những yếu tố giúp huy động vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án điện độc lập, bà Maria Goravanchi, Giám đốc Điều hành khu vực Mekong, Tập đoàn Tài chínhPhát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) cho biết, tại Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính là doanh nghiệpmua điện và nhà đầu tư sẽ không thể bán điện cho ai khác.

Tính đến tháng 8/2020, các Dự án nguồn điện độc lập đã được đầu tư và vận hành có tổng công suất khoảng 16.400 MW, chiếm 28,3% công suất lắp đặt của toàn hệ thống.

Nguồn: Bộ Công thương

    热门排行

    友情链接