BP - Ngô Quyền - Kỷ Mùi (899):Là anh hùng dân tộc,ệtNamtuổbxh nauy lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kỳ Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô và mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập. Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị “vua đứng đầu các vua”, là vị Tổ Trung hưng của Việt Nam.
Lý Thường Kiệt - Kỷ Mùi (1019): Tên thật của ông là Ngô Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Cha ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông, quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên), được vua ban quốc tính nên mới có tên là Lý Thường Kiệt. Ông có công lớn trong việc giúp nhà Lý hai lần đánh bại quân Tống xâm lược vào năm 1075 và năm 1077. Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Phi Khanh - Ất Mùi (1355): Ông là Hàn lâm học sĩ thời nhà Hồ và là thân sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Quê ông ở xã Chí Ngãi, huyện Chí Linh (nay là phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời về xã Ngọc Ổi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Năm 1407, khi quân Minh xâm lược nước Việt, Nguyễn Phi Khanh bị Trương Phụ bắt và giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi khóc chạy theo cha ra đến ải Nam Quan. Phi Khanh quay lại bảo Nguyễn Trãi quay về Thăng Long nuôi chí diệt giặc mới là làm tròn đại hiếu.
Phan Khiêm Ích - Kỷ Mùi (1679):Là nhà thơ quê xã Nhân Thắng, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ Thám hoa đời vua Lê Dụ Tôn và ra làm quan đến chức Lễ bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, sau thăng đến chức Thái tể (tể tướng). Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau: Văn chương đức hạnh của ông làm khuôn phép cho thời bấy giờ. Khi đi sứ Yên Kinh, ông làm cho quốc thể thêm long trọng. Lúc ông cầm quyền chỉ chuộng khoan thứ rộng rãi. Về già, ông bị bọn tiểu nhân gièm pha... không thi thố hết được sở năng.
Hồ Sĩ Đống - Kỷ Mùi (1739):Quê ông ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khoa Nhâm Thìn đời vua Lê Hiển Tông, Hồ Sĩ Đống đỗ Hội nguyên, rồi Đình nguyên hoàng giáp, được bổ chức quan. Năm Giáp Ngọ, ông được cử làm Bố chính Kinh Bắc. Nhưng không lâu sau, ông nhận lệnh trở về kinh đô Thăng Long, rồi sang làm Án sát Hải Dương. Sau đó, biết ông có tài năng, chúa Trịnh cho triệu ông về coi việc chính sự trong phủ. Buổi đầu, cử ông làm Đô chỉ huy sứ, sau thăng làm Tham đốc quyền phủ sự (ngang với chức Thượng thư), tước Ban quận công.
Phan Huy Ích - Tân Mùi (1751): Ông tên thật là Phan Công Huệ, quê ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Do kiêng húy của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, về sau ông đổi tên là Huy Ích. Sau khi đỗ giải nguyên, ông được triều đình thu dụng và bổ nhiệm một chức quan nhỏ tại trấn Sơn Nam. Ông trở thành học trò của Ngô Thì Sĩ. Năm 1775, ông cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm dự thi Hội và cùng đỗ tiến sĩ. Ông phò tá Quang Trung, làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Ông để lại nhiều tác phẩm thơ văn nổi tiếng, nhất là bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị.
Nguyễn Văn Siêu - Kỷ Mùi (1799): Quê ông ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Ông đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1838) dưới triều vua Minh Mạng. Sau khi việc chữa bài thi của Cao Bá Quát bị phát giác, Nguyễn Văn Siêu phải tội trượng, đồ. Sau vua xét lại, ông chỉ bị cách chức. Năm 1849, Nguyễn Văn Siêu được cử làm Phó sứ trong đoàn đi sứ sang nhà Thanh. Về nước, ông được thăng làm Học sĩ ở Viện Tập hiền. Năm 1851, ông ra làm Án sát Hà Tĩnh, rồi Án sát Hưng Yên. Ông là người đã đứng ra tu sửa đền Ngọc Sơn, bắc cầu Thê Húc, xây Tháp Bút và Đài Nghiên... tại Hồ Gươm (Hà Nội).
Nguyễn Tư Giản - Quý Mùi (1823): Là người làng Du Lãm (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Năm Mậu Thìn (1868), ông được vua chọn đi sứ sang nhà Thanh. Sang Trung Quốc, Nguyễn Tư Giản học hỏi được nhiều điều, nên khi về nước ông cùng Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Đức Hậu, Bùi Viện dâng sớ lên vua Tự Đức đề nghị một chương trình canh tân tự cường, như cho mở rộng bang giao với các nước phương Tây, cử học sinh ra nước ngoài để học kỹ nghệ mới lạ... Sau vua Đồng Khánh lên ngôi, Nguyễn Tư Giản được cử giữ chức Thị lang bộ Hộ. Ông mất năm 1890, để lại một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ và phong phú.
Nguyễn Khuyến - Ất Mùi (1835): Tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Quê nội của ông ở làng Vị Hạ, xã Yên Đỗ (nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Ông đi thi đỗ đầu ba khóa: Hương, Hội, đình nên người ta gọi là Tam nguyên Yên Đỗ. Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn, nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được. Ông đã để lại khoảng 300 bài thơ trong tập Quế Sơn thi tập.