当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ số nigeria】Đưa nông sản Đồng bằng sông Cửu Long đến gần hơn với thị trường

Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng chất lượng nông sản
Mở đường xuất khẩu cho nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long
Đưa nông sản Đồng bằng sông Cửu Long đến gần hơn với thị trường
Nông dân thu hoạch quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn văn Trí

Lãng phí tiềm năng do liên kết yếu

Ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, mỗi tháng Saigon Co.op nhập 500 tấn nông sản từ các tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và TP Cần Thơ để phục vụ cho thị trường TPHCM. Tuy nhiên, so với nhu cầu của thị trường TPHCM, khối lượng này là “chưa thấm vào đâu”. Do đó, doanh nghiệp (DN) này muốn lựa chọn thêm nhà cung cấp để gia tăng nguồn hàng từ khu vực này cho thị trường TPHCM.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cũng đánh giá việc kết nối, liên kết giữa DN TPHCM và các vùng sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL thời gian qua vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa đi theo định hướng chung có chiều sâu và chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của các địa phương này. Do đó, việc liên kết chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN chế biến thực phẩm tại TPHCM.

Theo bà Lý Kim Chi, các tỉnh ĐBSCL đều có lợi thế rất lớn trong sản xuất nông nghiệp nhưng tình trạng chung là nông sản sản xuất ra chưa theo kịp tín hiệu thị trường; khâu chế biến, dự trữ, bảo quản nông sản kém vì rất thiếu hệ thống kho lạnh, kho bảo quản. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 vừa qua đã bộc lộ thêm một số hạn chế khác, trong đó có chuỗi cung ứng. Có thời điểm chuỗi cung ứng bị đứt gãy do sự chia cắt của các địa phương với nhau, phụ thuộc rất lớn vào lực lượng thương lái thu mua và tính liên kết hướng đến việc chủ động trong chuỗi cung ứng ở mọi tình huống cấp thiết để cùng nhau phối hợp xử lý chưa hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này, theo bà Lý Kim Chi, do chưa có cơ sở dữ liệu chung giữa TPHCM và các tỉnh thành ĐBSCL về thông tin sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ đối với từng mặt hàng, sản lượng, tiêu chuẩn cần đáp ứng, thông tin các kênh phân phối tại TPHCM để từ đó các vùng nguyên liệu tại các địa phương này định hướng sản xuất, cung ứng phù hợp.

Trong khi đó, nhu cầu người tiêu dùng đã thay đổi từ ăn no sang ăn an toàn, ăn sạch. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các vùng sản xuất nông nghiệp về việc cung ứng các sản phẩm sạch, đạt các tiêu chuẩn an toàn ra thị trường, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng.

Trước bối cảnh đó, đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt "Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025". Đề án được thực hiện tại 13 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có các tỉnh ĐBSCL như: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng vừa thành lập Ban Chỉ đạo và Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2020 – 2025 tại Cần Thơ với mục tiêu chính là hỗ trợ điều phối công tác quy hoạch sản xuất, chuẩn hóa vùng nguyên liệu; kết nối DN đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu; nối kết chuỗi ngành hàng, hỗ trợ nâng cao chất lượng hợp tác xã, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ…

Nối liền chuỗi cung ứng từ ruộng vườn tới bàn ăn

Tại diễn đàn Mekong Connect 2022 được tổ chức mới đây tại Cần Thơ, Saigon Co.op và Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã công bố dự án Nâng cao tiêu chuẩn nông sản - thực phẩm với tên gọi “Bàn ăn xanh” do hai đơn vị này phối hợp triển khai. Đây là sáng kiến nhằm xây dựng chuỗi liên kết, kết hợp giữa nhà sản xuất – nhà kỹ thuật – nhà phân phối – nhà nước với mục đích đảm bảo sự an toàn và nâng cao chất lượng thực phẩm các bữa ăn hàng ngày cho mỗi gia đình Việt. Trong giai đoạn đầu (năm 2022 - 2023), dự án sẽ thí điểm trên một số nhóm sản phẩm với mặt hàng rau quả, thịt và thủy sản, sau đó ở giai đoạn tiếp theo sẽ dần mở rộng nhiều sản phẩm, đối tác cung ứng hàng hóa có tiềm lực để tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Ông Lê Trường Sơn cho biết, việc xây dựng và tham gia dự án sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho các khâu tham gia trong chuỗi sản xuất. Cụ thể, tạo điều kiện thuận tiện cho các nhà phân phối truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết, trên cơ sở đó chủ động giảm giá thành sản phẩm trong các khâu của chuỗi. Trong khi đó, nhà sản xuất sẽ có khả năng kiểm soát và quản lý cơ sở của mình tốt hơn, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm. “Đây là cơ sở vững chắc trong việc xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh đầu ra, tiến tới ổn định sản xuất”. Ngoài ra, việc áp dụng quản lý sản phẩm trong dự án giúp thuận tiện hơn trong việc giám sát, quản lý chất lượng; cơ quan chức năng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong trường hợp có xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và người tiêu dùng tự bảo vệ mình với hiệu quả cao nhất.

Tương tự, tại tỉnh An Giang cũng đang triển khai dự án “Trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo cấp vùng tại tỉnh An Giang” với tổng diện tích 200 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 9.000 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là tối đa hóa doanh thu thông qua việc xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp từ cung ứng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong đó, ở chuỗi liên kết này, có khoảng 50% đến 70% các quy trình sản xuất được thực hiện tự động thông minh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, dự án đang được Tập đoàn Lộc Trời đăng ký thực hiện và tỉnh An Giang mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp liên kết để thực hiện. “Sự thành công của dự án sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển ngành hàng lúa gạo ở tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung, tiến tới phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam, đưa gạo Việt Nam vươn ra thế giới”.

Ngoài các dự án đang được triển khai như trên, để nâng cao hiệu quả kết nối giữa DN TPHCM và ĐBSCL, bà Lý Kim Chi cho rằng, cần xây dựng các cơ sở dữ liệu chung, thông tin điện tử về sản phẩm chủ lực của các tỉnh, yêu cầu về quy mô, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng hướng đến, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm các DN TPHCM cần, nhằm tạo thuận lợi trong việc điều phối chuỗi cung ứng. “Ví dụ, khi thị trường có những mặt hàng đang hút hàng hay giá cả tăng vọt, trên cơ sở dữ liệu này, chỉ cần tra thông tin thì TPHCM sẽ nắm được mặt hàng này ở địa phương nào đang dư thừa, sẽ giúp cung ứng kịp thời, tránh nguy cơ thiếu hay đứt gãy chuỗi nguyên liệu sản xuất” – bà Chi cho biết.

Ngoài ra, các DN cũng mong muốn các địa phương có cơ chế hỗ trợ phù hợp để thu hút DN từ TPHCM về đầu tư hoặc liên kết đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu, sơ chế, chế biến nông thủy sản, kho lạnh phục vụ bảo quản, dự trữ nguyên liệu. Đây chính là vấn đề căn cơ thúc đẩy không chỉ vùng ĐBSCL phát triển trong tương lai khi nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao, mà còn thúc đẩy ngành chế biến thực phẩm phát triển có chiều sâu, bền vững.

分享到: