Theổphiếudoanhnghiệpvậntảicảngbiểnđồngloạttímlịmkhigiácướcvậntảităngnóty so bong da hom quao ghi nhận, trên sàn chứng khoán, tính đến kết phiên ngày 10/6, hàng loạt mã cổ phiếu của các doanh nghiệp vận tải, cảng biển trong nước đồng loạt ghi nhận phiên tăng trần. Cụ thể, cổ phiếu HAH của Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã có phiên tăng phi mã khi tăng hết biên độ (tương ứng mức tăng 6,89%), lên 47.300 đồng/cổ phiếu, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Cùng với đó thanh khoản cổ phiếu này tăng vọt lên mức hơn 11,1 triệu đơn vị.
Theo số liệu thống kê trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 10/6, có tổng 10 mã cổ phiếu tăng trần, 29 mã tăng giá, 17 mã đứng giá, 6 mã giảm giá và không có mã nào giảm sàn. Bên cạnh đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp vận tải, cảng biển khác như Công ty Cổ phần Cảng An Giang (mã ck: CAG), Công ty CP Cảng Đoạn Xá ( mã ck: DXP), Công ty CP Vận tải Sản phẩm khí quốc tế (mã ck: GSP), Công ty CP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (mã ck:MAC)… cũng ghi nhận phiên tăng trần.
Được biết, nguyên nhân khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp vận tải, cảng biển trong nước đồng loạt tăng trần trong phiên ngày 10/6 đến từ việc giá cước vận tải tăng nóng do tác động dây chuyền từ cuộc khủng hoảng hàng hải ở khu vực Biển Đỏ thời gian qua, buộc các hãng tàu conatiner phải thay đổi lịch trình.
Cùng với đó, nhiều chủ hàng cũng đang gấp rút vận chuyển hàng hoá đến Mỹ do lo ngại rủi ro đình công vào tháng 9/2024 khi các cuộc đàm phán tiền lương của công nhân ngành cảng biển ở khu vực Bờ Đông của nước Mỹ diễn ra không suôn sẻ.
Chính bởi vậy mà lượng tàu dồn về cảng Singapore ngày một lớn. Đây là cảng container lớn thứ hai thế giới và là đầu mối trung chuyển hàng, kết nối đến hơn 600 cảng khác trên toàn cầu. Tình trạng tắc nghẽn đột biến đã xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn cả thời điểm đại dịch Covid-19.
Cổ phiếu vận tải, cảng biển tăng trần và tăng giá trong phiên ngày 10/6. Ảnh: Vietstock.Finance. Trong tuần từ 3/6 - 9/6, giá cước vận chuyển container toàn cầu đã tăng thêm 12%, lên cao nhất trong vòng 20 tháng, ở mức 4.716 USD/ container 40 feet (FEU), tương đương mức tăng mạnh 73% trong một tháng và tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các tuyến như Trung Quốc đến Los Angeles (Mỹ) giá cước tăng 11% và Trung Quốc đến Rotterdam (Hà Lan) tăng 14,5%.
Đáng chú ý, chỉ số vận tải container Thượng Hải (SCFI) vào ngày 7/6 ghi nhận ở mức 3.184,87 điểm và đạt mức chưa từng thấy kể từ tháng 8/2022.
Ngoài ra, giá cước giá cước vận chuyển container tăng nóng cũng đến từ việc Mỹ có kế hoạch áp mạnh thuế lên nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc từ đầu tháng 8 tới khiến các nhà sản xuất của nước này muốn đẩy nhanh việc xuất nhập khẩu trước tháng 8 để né thuế. Các công ty Trung Quốc sẵn sàng trả cước vận tải cao hơn để giữ chỗ, chiếm container trước./.
顶: 862踩: 7
【ty so bong da hom qua】Cổ phiếu doanh nghiệp vận tải, cảng biển đồng loạt tím lịm khi giá cước vận tải tăng nóng
人参与 | 时间:2025-01-24 22:12:38
相关文章
- Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- Không tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện
- Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/7/2024: Hướng đi nào cho giá xăng dầu trong tuần này?
- Sửa đổi một số quy định về bảo đảm an toàn của tổ chức tài chính vi mô
- Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- Israel chỉ trích nghị quyết HĐBA, nguy cơ đường hầm Gaza bị nước biển nhấm chìm
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch tại xã Hải Dương
- 26 công dân đầu tiên hoàn thành thời gian cách ly tại Khung cách ly xã Điền Hải
- Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- Cận cảnh khám xét kiện hàng chứa hơn 16 kg sừng tê giác và ngà voi
评论专区