Thanh tra ngân sách địa phương là một lĩnh vực quan trọng,òntồntạitrongphânbổvốnxâydựngcơbảntạiđịaphươtrận đấu west ham gặp chelsea được Thanh tra Bộ Tài chính hết sức quan tâm khi xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm. Qua công tác thanh tra nhằm đánh giá những ưu, khuyết điểm của địa phương trong việc điều hành thu, chi và sử dụng NSNN trên địa bàn. Từ đó có kiến nghị xử lý, chấn chỉnh, khắc phục các sai phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, điều hành ngân sách của địa phương theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời phát hiện, kiến nghị với Bộ Tài chính, với Chính phủ và các cơ quan có liên quan những vấn đề cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế chính sách. Số liệu báo cáo từ năm 2014 đến hết năm 2016, Thanh tra Bộ Tài chính đã lưu hành 11 Kết luận thanh tra về công tác quản lý và điều hành ngân sách tại địa phương. Kết quả thanh tra cho thấy còn nhiều địa phương phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa đáp ứng đúng yêu cầu. Trong phân bổ vốn đầu tư, một số địa phương phân bổ vốn cho dự án không đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, chậm phát huy hiệu quả; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để. Một số địa phương lúng túng trong việc điều chỉnh phương án phân bổ chi tiết; một số chưa chấp hành nghiêm các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn. Cụ thể trước hết, đó là việc bố trí vốn ngân sách địa phương cho dự án nhóm B, nhóm C vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng: “Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước ... Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B”. Chưa ưu tiên bố trí đủ vốn cho dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán theo quy định về thứ tự ưu tiên tại Điểm b, Khoản 2, Mục II Chỉ thị số 1792/CT-TTg, ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, bố trí kế hoạch vốn đối với các công trình khởi công mới không đảm bảo mức vốn tối thiểu để khởi công theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Mục II, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ (tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A; 20% đối với dự án nhóm B; 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tư được duyệt...). Chưa thực hiện đúng theo quy định tại Điểm 5, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước, là từ năm 2014 trở đi, không giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên theo quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính. Chưa bố trí kế hoạch vốn thanh toán để tất toán tài khoản đối với dự án đã phê duyệt quyết toán theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Phần II Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Điểm 3, Điều 20, Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính: “Trách nhiệm của cơ quan kiểm soát thanh toán, cho vay vốn đầu tư: 3.2. Đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư làm thủ tục thanh toán các khoản nợ và tất toán tài khoản của các dự án đã phê duyệt quyết toán; 3.3. Thực hiện tất toán tài khoản của các dự án đã phê duyệt quyết toán theo quy định”./. Theo Thanh tra tài chính/MOF |