您现在的位置是:World Cup >>正文

【số liệu thống kê về arsenal gặp psv】Sáng nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận về chính sách tiền tệ

World Cup7776人已围观

简介Sáng nay 24-5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ với các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiệ ...

Sáng nay 24-5,đạibiểuQuốchộithảoluậnvềchnhschtiềntệsố liệu thống kê về arsenal gặp psv Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ với các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, tại tổ TPHCM, hầu hết các đại biểu tán thành với báo cáo của Chính phủ. Ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, nhưng các đại biểu cũng thể hiện những lo lắng trên nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, nhất là dấu hiệu suy giảm kinh tế.

Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cần đánh giá việc lạm phát liên tục được kéo xuống là tín hiệu tốt hay không tốt? Ông cho biết đáng lo vì sức mua giảm quá mạnh, phải chăng giải pháp thắt chặt đầu tư công và thắt chặt tiền tệ khiến nền kinh tế thiếu máu, sức mua giảm quá mạnh, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm, giảm nhập siêu là do ngừng nhập chứ không phải là do các giải pháp điều hành; chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu lại tăng. Điều đó cho thấy các giải pháp hiện nay chưa căn cơ.

Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch (ảnh), năm 2012, dấu hiệu suy giảm kinh tế rất rõ, rất đáng lo ngại. Ông cho biết, trong bối cảnh hiện nay, ông hoàn toàn đồng tình với Nghị quyết 13 của Chính phủ. Với tình hình sức mua giảm hiện nay, CPI chắc chắn dưới 10%, vì vậy Chính phủ hoàn toàn có điều kiện để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giải bài toán tăng trưởng. Vì nếu GDP giảm sút thì số thất nghiệp sẽ rất tăng. Từ nay đến cuối năm, chắc chắn khó đạt mục tiêu tăng GDP 6-6,5%%, nhưng có thể đạt 5,5-6%, cần nỗ lực nhiều.

Về các giải pháp tiền tệ (kinh tế hiện nay khát vốn nhưng thiếu máu), Chính phủ cần tăng tín dụng, chấp nhận nợ xấu, vì nếu ngân hàng thủ thế quá kỹ thì càng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, đến lúc đó nợ xấu vẫn không giải quyết được mà doanh nghiệp phá sản càng nhiều.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, cùng với thắt chặt đầu tư công, chi tiêu thường xuyên, Chính phủ nên có các giải pháp “bung” ra để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cần hạ lãi suất xuống vì thực tế hiện nay, lãi suất tuy công bố giảm nhưng vẫn cao và doanh nghiệp rất khó vay.

Về các giải pháp điều hành của Chính phủ từ nay đến cuối năm (đã trình Quốc hội), các đại biểu bày tỏ sự tán thành. Đại biểu Trần Du Lịch cho biết ông hoàn toàn ủng hộ Chính phủ đề xuất miễn giảm thuế. Theo ông, miễn giảm thuế là lựa chọn khó khăn của Quốc hội trong tình hình hiện nay. Vì miễn giảm thuế có thể làm giảm thu 2012, nhiều công trình phải chậm lại, nhưng nếu không gỡ khó cho doanh nghiệp thì năm 2013 nguồn thu sẽ gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, cần đẩy mạnh giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp. Hàng triệu doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đang trông chờ vào quyết định của Quốc hội. Phải tồn tại thì mới tái cấu trúc nền kinh tế được.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM - ảnh) cũng cho rằng, năm 2012 này cần nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế, đồng thời kích thích được những trọng điểm, những lĩnh vực có thế mạnh, nhưng thắt chặt đầu tư công.

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa, Chính phủ nên chủ động giảm giá một số nguồn lực mà Nhà nước có thể cung ứng cho thị trường như đất đai.

Theo ông, nên đồng bộ 3 giải pháp: hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích sức mua và giảm giá một số nguồn lực mà Chính phủ có thể kiểm soát. Nền kinh tế đang hết sức khó khăn, các doanh nghiệp co cụm, nên nếu không triển khai các giải pháp thì cũng không thể thu thuế được.

Ngoài thảo luận các giải pháp của Chính phủ, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ việc sử dụng nguồn vốn, tài sản của Nhà nước ở các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước. Đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) đề nghị Chính phủ phải giải trình về sử dụng nguồn vốn ở các tập đoàn kinh tế Nhà nước, làm rõ những lãng phí (nhất là đầu tư ở các DNNN) dàn trải, thiếu hiệu quả để bảo đảm việc sử dụng ngân sách, tiền thuế của người dân phải hiệu quả hơn. Đại biểu Trương Thị Ánh (TPHCM) cũng đồng tình Bộ Tài chính cần tăng cường giám sát tài chính, đặc biệt là ở khối Doanh nghiệp Nhà nước.

Về các vấn đề xã hội, Đại biểu Trương Thị Ánh (TPHCM) đề nghị Chính phù cần đánh giá đầy đủ hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. Hiện nay phòng chống tham nhũng vẫn chưa hiệu quả, tham nhũng ngày càng phức tạp tinh vi, cơ chế xin-cho vẫn còn là điều kiện để nảy sinh tham nhũng. Theo bà, Chính phủ cần đánh giá những cơ chế kiểm sóat hiện nay để phòng ngừa tham nhũng vẫn yếu. Cùng với đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay còn nhiều nhức nhối.

Đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TPHCM) cho rằng, chiến lược phát triển giáo dục được triển khai quá chậm. Cần quan tâm vấn đề chỗ ở cho sinh viên, cầm đưa việc xây dựng KTX cho sinh viên là một trong những tiêu chí để đánh giá các trường ĐH.

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Từ 16giờ 30, các Đoàn đại biểu Quốc hội họp để thảo luận về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.

Nguồn: SGGPO

Tags:

相关文章