【kq hàn quốc】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 25/4/2016
作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-12 16:06:55 评论数:
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàkq hàn quốco những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông trên báo Lao Động, Trung Quốc ngày 24/4 đã phô trương kết quả mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa đạt được nhân chuyến ghé thăm ba nước Đông Nam Á là Lào, Campuchia và Brunei. Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng “Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN - Bắc Kinh”.
Trong một bản thông báo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trích lời Ngoại trưởng Vương Nghị, phát biểu với nhà báo tại Vientiane, theo đó Trung Quốc đã đạt được một "đồng thuận quan trọng" với Lào, Campuchia và Brunei. Theo thông báo, các nước trên đều cho rằng tình hình Biển Đông không phải là một vấn đề tranh chấp giữa ASEAN với Trung Quốc, và không nên để cho hồ sơ đó tác động đến quan hệ giữa Bắc Kinh và ASEAN.
Trung Quốc ‘khoe’ vừa đạt được bản thỏa thuận về tình hình Biển Đông với Lào, Campuchia và Brunei. Ảnh Bloomberg
Đài truyền hình Trung Quốc CCTV còn cho biết thêm, Ngoại trưởng Trung Quốc còn nhắc đến một số đồng thuận khác chẳng hạn như việc các bên đồng ý là tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết bằng đối thoại song phương giữa các nước liên quan trực tiếp, cũng như việc các nước bên ngoài khu vực "nên đóng một vai trò xây dựng thay vì ngược lại".
Bình luận về động thái ngoại giao này của phía Trung Quốc, báo VnExpress dẫn lời Zhang Jie, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đang thu hút sự ủng hộ ngoại giao trước khi Tòa Trọng tài ở The Hague đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đơn phương vạch ra ở Biển Đông.
Phán quyết dự kiến được công bố vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 và nhiều khả năng có lợi cho phía Philippines. Trung Quốc đã tuyên bố chối bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài, khăng khăng chỉ giải quyết tranh chấp song phương và tìm kiếm các đồng minh cùng phản đối phán quyết.
Một nguồn tin ngoại giao ASEAN cho biết: "Trung Quốc khá lo lắng rằng ASEAN sẽ đưa ra tuyên bố chung sau khi tòa trọng tài ra phán quyết". Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang "quyến rũ" các thành viên "dễ lấy lòng nhất" của ASEAN, ông nói.
Giới quan sát quốc tế bình luận, Brunei vốn là quốc gia ít lên tiếng nhất về vấn đề Biển Đông. Trong một nỗ lực nhằm lôi kéo quốc gia giàu dầu mỏ này, ông Vương cam kết sẽ mở rộng quan hệ kinh tế song phương. Đầu tư của Trung Quốc vào Brunei đã tăng 50% từ năm 2014 đến năm 2015, trong khi giá trị của các dự án Trung Quốc cũng tăng gấp 50 lần cùng kỳ.
Giới chuyên gia cho rằng lập trường của Lào, Campuchia và Brunei về tình hình Biển Đông bị ảnh hưởng bởi nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Ảnh Reuters
Về Campuchia, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Australia, cho rằng việc nước này tiếp tục ủng hộ Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên. Campuchia lệ thuộc vào Trung Quốc về cả viện trợ, thương mại và đầu tư. Trung Quốc là nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất cho Campuchia kể từ 2010.
Lào là chủ tịch ASEAN năm nay, nắm giữ ảnh hưởng trong việc thiết lập chương trình nghị sự của khối. Trung Quốc và Lào cuối tuần trước đã cam kết phát triển hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Bắc Kinh và Vientiane đang triển khai dự án đường sắt nối liền hai nước.
Các nhà phân tích nói rằng vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc cố tình chỉ chọn ba nước trên để thu hút ủng hộ, hay đã tiếp cận nhiều nước hơn nhưng bị từ chối. Bà Zhang thì cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ thu hút thêm sự ủng hộ của các quốc gia thành viên khác, như Thái Lan.
Bà Phương Nguyễn, tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington (Mỹ) cho rằng đây là "động thái công khai nhất cho đến nay của Bắc Kinh đối với ASEAN, trong việc chuẩn bị cho phán quyết sắp tới của tòa quốc tế về vụ kiện của Philippines".
Bà cho rằng: "Trung Quốc đã tiến hành những nỗ lực ngoại giao hậu trường với một số chính phủ ở Đông Nam Á, để thuyết phục họ phản ứng không có lợi cho chính một thành viên ASEAN khác - Philippines".
Đặc biệt, bản thỏa thuận ra đời khi tòa án quốc tế sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Ảnh minh họa
Trong khi đó hôm 24/4, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp - một nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nói với BBC: "Tôi cho rằng trong bối cảnh Tòa trọng tài thường trực sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, thì Trung Quốc có thể tìm cách ngăn các nước ASEAN đưa ra tuyên bố, lập trường chung ủng hộ phán quyết này của Tòa trọng tài thường trực và Trung Quốc lâu nay vẫn dùng cái sách lược “Chia để trị”.
"Trong quan hệ với các nước ASEAN và trong trong tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc chủ trương dùng biện pháp đàm phán song phương trực tiếp với các bên tranh chấp liên quan mà không dùng tới các biện pháp đa phương. Tôi cho rằng cái bước đi vừa rồi của Trung Quốc qua các chuyến đi của ông Vương Nghị tới Lào, Campuchia và Brunei nhằm mục đích hướng tới mục tiêu đó, để ngăn cản một tiếng nói thống nhất của các nước ASEAN ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực về vụ kiện của Philippines".
"Tuy nhiên tôi cũng hơi nghi ngờ về những gì được tường thuật trên Tân Hoa Xã bởi vì chúng ta biết rằng vấn đề Biển Đông đang nóng lên từng ngày đặc biệt sau hành động xây đảo nhân tạo quy mô lớn của Trung Quốc thì vấn đề này trở thành tâm điểm của tình hình an ninh khu vực và rất nhiều nước, không chỉ các nước trực tiếp liên quan đến Biển Đông như Việt Nam, Philippines mà còn rất nhiều nước khác có lợi ích liên quan, như Mỹ, Nhật Bản, kể cả các nước trong khu vực như là Malaysia, Indonesia, hay là Singapore" - Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với BBC.
>> Bé gái chết tức tưởi tại tiệc sinh nhật bạn vì hóc kẹo dẻo
Phan Huyền (T/h)
Nghi vấn bình đựng nước Lock&Lock làm từ loại nhựa độc hại