【nhận định bóng đá ibongda】Sửa các luật về đầu tư: Đã đột phá, nhưng cần thoáng hơn nữa
Quốc hội thảo luận sửa đổi 5 luật về đầu tư. Ảnh: Duy Linh |
Khu thương mại tự do cũng cần “luồng xanh”
Cùng lúc trình Quốc hội sửa Luật Đầu tư công và một số điều của Luật Quy hoạch,ửacácluậtvềđầutưĐãđộtphánhưngcầnthoánghơnnữnhận định bóng đá ibongda Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu, Chính phủ đề xuất nhiều chính sách lớn, thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền.
Với Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi (Dự thảo), các chính sách phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, đơn giản hóa trình tự, thủ tục… đã nhận được sự đồng tình cao của các ý kiến phát biểu tại hội trường. Nhưng một số vị đại biểu cho rằng, quy định về quy trình thủ tục thực hiện đầu tư dự áncần phải được nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện dự án.
Lý do là, theo quy định hiện hành, tính trung bình thời gian để thực hiện đầy đủ các thủ tục từ lúc thông qua chủ trương (tùy theo loại dự án A, B, hay C) sẽ kéo dài từ khoảng 250 ngày đến 350 ngày mới có thể khởi công xây dựng.
Các chính sách mới cụ thể hóa chủ trương phân cấp để “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” cũng được các đại biểu ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực. Chẳng hạn, việc quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nên giao 2 cơ quan khác nhau thực hiện để đảm bảo yêu cầu giám sát và kiểm soát quyền lực, không nên phân cấp hoàn toàn cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý, như đề xuất tại Dự thảo.
Với Luật Đầu tư, lần sửa đổi này, nhiều đại biểu đánh giá rất cao việc bổ sung thủ tục đầu tư đặc biệt, nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đối với các dự án, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược.
Nhưng đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) đề nghị quy định thủ tục đầu tư đặc biệt không nên chỉ áp dụng đối với khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, mà thực hiện ở cả khu thương mại tự do và khu công nghệ thông tin tập trung. Theo đó, trong hồ sơ đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chỉ cần cam kết về mục tiêu, quy mô, công nghệ, tiến độ thực hiện dự án, việc chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, môi trường, công nghệ và phòng cháy, chữa cháy. Từ đó, việc đầu tư hạ tầng khu thương mại tự do, khu công nghệ thông tin tập trung sẽ rút ngắn thời gian rất nhiều, sớm kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp, từ đó có cơ sở để đánh giá hiệu quả chủ trương thí điểm khu thương mại tự do trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cho phép các nhà thuốc bệnh viện được tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình mà không phải đấu thầu.
Cũng liên quan đến sửa Luật Đấu thầu, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) nêu thực tế, chỉ vài tháng nữa sẽ có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có nhiều người hôm nay ngẩng cao đầu (do điểm nghẽn về phân bổ, sử dụng kinh phí chi thường xuyên vừa được tháo gỡ) sẽ lại sợ sai, sợ trách nhiệm, bởi các hạng mục được ghi vốn từ kinh phí chi thường xuyên sẽ bước vào đấu thầu.
“Công việc mua sắm, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng các hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng sử dụng kinh phí chi thường xuyên có giá trị trên 100 triệu đồng áp dụng theo điểm m, khoản 1, Điều 23, Luật Đấu thầu thuộc loại sẽ phải đấu thầu. Đây là quy định đã có từ lâu, không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với sự trượt giá vật tư, nguyên liệu, chi phí nhân công”, đại biểu Hậu nhận xét.
Chúng ta đã nói nhiều, làm nhiều để cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp, cho người dân. Tôi cho rằng, cần phải mạnh mẽ tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng ngay trong bộ máy hành chính, trong các cơ quan, đoàn thể. Bởi lẽ, bên trong mà chưa thông, thì e là bên ngoài khó thoáng được. Cán bộ, công chức, viên chức còn bị gò bó, phải thực hiện các thủ tục nhiêu khê cho những việc cần thiết, nhỏ nhoi, thì khó có thể có tâm thế để mạnh dạn tạo sự thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp.
- Đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh), Phó tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam
相关推荐
- Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- Quảng bá giá trị hát Then, đàn Tính giữa lòng Thủ đô
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Nguyễn Bá Thanh
- Hôm nay Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến ASEAN và ASEAN+3
- First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- Sớm đưa gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng đến đích
- Việt Nam vận chuyển hồi hương công dân Ý
- Bãi bỏ 2 văn bản về cấp ấn phẩm báo cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi