Ngành công nghiệp chế biến,ànhcôngnghiệpchếbiếnchếtạocầnsớmhoànthiệnchínhsáchđểthaymákèo f88 hôm nay chế tạo cần sớm hoàn thiện chính sách để ‘thay máu’
Theo đánh giá, công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam vẫn tụt hậu, trình độ công nghệ thấp, chậm đổi mới, thiếu vốn.. đòi hỏi cần sớm hoàn thiện chính sách để “thay máu” cho ngành này.
FDI chiếm 90% lợi nhuận trước thuế của ngành
Trong nhóm ngành cấp I của Việt Nam, ngành công nghiệp gồm bốn nhóm ngành chính là khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất phân phối điện – khí và cấp thoát nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2010 giá trị tăng thêm (GVA) của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm trong GDP là 17,13%, trong tổng giá trị tăng thêm là 19,2% và trong toàn ngành công nghiệp là 64,04%. Đến năm 2021 tỷ trọng này tăng lên tương ứng là 24,6%; 27% và 78,1%.
Đáng nói, giá trị tăng thêm theo giá cơ bản bao gồm thu nhập của người lao động và lợi nhuận trước thuế. Trong đó lợi nhuận trước thuế của khu vực FDI chiếm hơn 90% trong tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Số liệu trong Sách trắng về doanh nghiệp Việt Nam 2022 cho thấy, năm 2020 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp FDI là 463.100 tỉ đồng (khoảng 21 tỉ đô la Mỹ) thì chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài khoảng 423.000 tỉ đồng. Như vậy, khu vực FDI tạo ra lợi nhuận lớn nhất.
Báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy, Việt Nam có ngành công nghiệp phát triển sau các nước khu vực 2-3 thế hệ, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo (là trụ cột của sản xuất công nghiệp).
Dung lượng thị trường nhỏ chưa đảm bảo quy mô công suất đối với sản phẩm công nghiệp để cạnh tranh về giá với thị trường khác. Dư địa để can thiệp bằng chính sách vào phát triển công nghiệp không còn nhiều do phải tuân thủ các cam kết quốc tế.
Trong khi đó, tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp toàn cầu thường sử dụng các đơn vị đã từng cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi sản xuất của họ hoặc các doanh nghiệp cùng quốc tịch, ít tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.
Bên cạnh đó, nguồn lực xã hội chưa tập trung nhiều vào đầu tư sản xuất. Bản chất của khu vực sản xuất đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn dài hạn, trong khi nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất rất hạn chế do thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận biên kém hấp dẫn so với đầu tư vào lĩnh vực khác như bất động sản, tài chính.
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, hiện Việt Nam chưa có doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt mang tính lan tỏa trong ngành công nghiệp.
Trong khi đó, trình độ doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Công tác R&D (nghiên cứu và phát triển), phát triển sản phẩm mới chưa được quan tâm và thiếu nguồn vốn đầu tư.
Đáng nói, về công tác quản lý nhà nước, việc ban hành và bố trí các nguồn lực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn chưa hiểu quả do mâu thuẫn chồng chéo của các luật ngành khác. Nhìn nhận rào cản lớn nhất của doanh nghiệp công nghiệp vẫn là đói vốn, khát nhân lực.
Hiện các doanh nghiệp rất khó tuyển dụng lao động chất lượng cao trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do đây là ngành khắc nghiệt khi đòi hỏi trình độ, kiến thức cao, trong khi thu nhập chưa hấp dẫn so với các lĩnh vực khác.
Một điều đáng lưu ý là, dù Chính phủ cũng đã có Quỹ đổi mới sáng tạo, công nghệ cho doanh nghiệp nhưng lại có quá nhiều quy định, cơ chế "bó chân", nhất là với doanh nghiệp thực sự có nhu cầu đổi mới công nghệ rất khó tiếp cận chính sách.
Hoàn thiện chính sách để khơi thông nguồn lực
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, giải pháp cốt lõi để thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là phải phát triển chuỗi giá trị trong nước.
Cụ thể, tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các đơn vị sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài.
Cùng với đó, xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Từ đó, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhưng bên cạnh chính sách này, cần có những cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau. Bởi, ngoài nguồn vay từ ngân hàng còn có nhiều nguồn đầu tư từ các tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước. Mặt khác, chính sách nên hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tiếp nhận công nghệ.
PGS.TS Nguyễn Chí Sáng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho rằng, đổi mới chính sách phát triển công nghiệp quốc gia phải theo hướng tập trung vào các nguồn lực thúc đẩy công nghiệp chế, biến chế tạo trong nước, đủ trình độ tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, tạo tiền đề công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Do đó, cần thiết phải xây dựng Luật Phát triển công nghiệp.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hiện tại, Bộ Công Thương đang được các cơ quan có thẩm quyền giao xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Do vậy, các hiệp hội, ngành hàng cần chủ động đề xuất chính sách bởi chính sách phải xuất phát từ thực tiễn và khi thực thi mới có tác động hiệu quả với doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung.