Vì đặc tính khắc nghiệt của đất phèn mà ở nhiều nơi,ồngthanhlongtrênđấtnhiễmphènlàmgiàugấplầntrồnglúkết quả anyang loại đất này trở thành "cơn ác mộng" đối với người nông dân. Ở Việt Nam có khoảng ba triệu hecta đất ở các vùng đồng bằng bị nhiễm mặn và phèn, chiếm khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp (6,9 triệu hecta, 1996) trong đó đất phèn gần hai triệu hecta và đất mặn khoảng một triệu hecta. Việc khai thác phần diện tích này một cách có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp ngày càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
Cải tạo đất phèn, đất nhiễm mặn là vấn đề khó khăn phức tạp đối với các nhà khoa học về cải tạo đất của nước ta và nhiều nước trên thế giới. Trong nông nghiệp cũng đã có nhiều trường hợp đã thành công với mô hình cây trồng thích ứng với đất phèn.
Theo VOV, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn, mặn, gần đây nông dân vùng ngọt hóa Gò Công tỉnh Tiền Giang đã nhân rộng mô hình trồng cây thanh long thương phẩm trên vùng đất lúa.
Vùng ngọt hóa Gò Công có gần 500 ha cây thanh long, tập trung ở các vùng thường bị nhiễm mặn ven sông, ven biển của huyện Gò Công Tây, Thị xã Gò Công, Gò Công Đông. Theo nông dân, cây thanh long rất thích hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước của khu vực này và cho năng suất cao. Với mức giá thanh long (ruột trắng) trên 10.000 đồng/kg, người trồng thanh long có thu nhập khá. Riêng thanh long ruột đỏ bán giá cao, cho lãi cao từ 7 đến 10 lần so với trồng lúa.Ông Nguyễn Thân Duy, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang cho hay: “Hiện, xã Đồng Sơn có 320 ha thanh long theo 2 khu. Khu Ninh Đồng Ba đã cho trái còn khu Khương Thọ mới trồng 2 năm. Được huyện đầu tư, chuyển đổi khoa học nên cây thanh long phát triển tốt” (theo VOV)