Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) còn đưa ra cảnh báo về số lượng và kim ngạch các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hoá Việt Nam đang tăng nhanh trong thời gian qua. Trong khi năm 2019 mới ghi nhận 16 vụ việc khởi xướng mới nhưng chỉ 9 tháng của năm 2020 đã ghi nhận số lượng vụ việc tăng gấp đôi (32 vụ việc).
Đặc biệt,ốvụđiềutravềphòngvệthươngmạiđốihànghóaViệtNamtănggấpđôket qua shandong trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, mâu thuẫn thương mại giữa nhiều nền kinh tế tiếp tục diễn biến phức tạp thì xu thế sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để bảo hộ sản xuất trên thế giới tiếp tục gia tăng.
Đa số hàng hóa bị điều tra PVTM là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất như kim loại (nhôm, thép dẹt, thép ống), sợi, thủy sản (tôm, cá), gỗ dán, vật liệu xây dựng (gạch, kính, thiết bị vệ sinh), hóa chất,... Các thị trường thường xuyên điều tra PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Australia. Tổng số vụ việc các nước này điều tra đã chiếm tới 62% các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, gần đây các nước ASEAN cũng rất tích cực điều tra phòng vệ thương mại với 38 vụ việc (chiếm tỉ lệ 20%).
Chủ động ứng phó
Hiện nay, các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cho phép các thành viên sử dụng để hỗ trợ các nền kinh tế, các ngành sản xuất trong quá trình tự do hóa. Do đó, việc các nền kinh tế sử dụng và ứng phó với các biện pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương (cơ quan chủ quản phụ trách về lĩnh vực thương mại) đã thực hiện nhiều biện pháp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế, hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Cục Phòng vệ thương mại đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm, thường xuyên cung cấp, cập nhật danh mục các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ để các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường giám sát, theo dõi và có các biện pháp xử lý phù hợp; cảnh báo và khuyến nghị doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xử lý vụ việc. Đồng thời, chủ động cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc.