您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tin juventus】Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam" 正文

【tin juventus】Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam"

时间:2025-01-10 10:51:36 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Tập trung hơn nữa cho 3 động lực tăng trưởng "tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư"Hướng dẫn doanh nghiệp FD tin juventus

Tập trung hơn nữa cho 3 động lực tăng trưởng "tiêu dùng,ủtướngPhạmMinhChínhquotThànhcôngcủacácnhàđầutưcũnglàthànhcôngcủaViệtin juventus xuất khẩu, đầu tư"
Hướng dẫn doanh nghiệp FDI đăng ký hồ sơ miễn thuế
Doanh nghiệp FDI đang trên đà phục hồi ổn định, kinh doanh khởi sắc

"Khó khăn đến đâu thì tháo gỡ đến đó"

Sáng 22/4 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố với sự tham dự của lãnh đạo UBND các tỉnh cùng các sở, ngành liên quan; 37 điểm cầu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ Việt Nam mong muốn được lắng nghe, chia sẻ và thấu hiếu, đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài với tinh thần "khó khăn đến đâu thì tháo gỡ đến đó, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó; vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết".

Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm và xác định rõ, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (khu vực FDI) là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác.

Thủ tướng đánh giá cao sự quyết tâm, nghiêm túc và hiệu quả của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua trên tinh thần tin cậy, chân thành, chia sẻ, trách nhiệm, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam vẫn duy trì đà phát triển, đạt được những kết quả quan trọng. Vì thế, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng đã có những bước tiến bộ đáng kể. Nhiều tổ chức uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế, nâng hạng tín nhiệm và dự báo tích cực tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức khoảng từ 6,3-7,0%.

Theo Kết quả Khảo sát năm 2022 do Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam: 60% doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới, cao nhất trong khối ASEAN; Việt Nam có lợi thế về tiềm năng tăng trưởng cao, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu; 56,5% doanh nghiệp sẽ xem xét thúc đẩy mức độ thu mua nội địa hóa tại Việt Nam cao hơn…

Theo khảo sát tháng 1/2023 về môi trường kinh doanh của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Việt Nam được đánh giá thuộc top 5 điểm đến đầu tư toàn cầu. Vừa qua, trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới, Việt Nam đã tăng 12 bậc, đứng thứ 65/137 quốc gia…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, 2023 là năm "bản lề" trong kế hoạch trung hạn 2021-2025 để cơ cấu lại nền kinh tế đất nước và thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ bây giờ, không chỉ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương mà các doanh nghiệp cũng cần hành động từ sớm, từ xa, để vượt qua thách thức, chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững, mang lại những giá trị mới.

Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị một số nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn với các bộ, ngành, địa phương, như: chuẩn bị mặt bằng sạch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, năng lượng, nguồn cung lao động có tay nghề, chuẩn bị sẵn các "gói" chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới, trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng trong năm 2024, tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và hài hòa lợi ích của nhà đầu tư.

Bảo đảm ứng xử bình đẳng khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Cũng tại hội nghị, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã đưa ra những nhận định về xu hướng dòng vốn đầu tư trên thế giới cũng như nhiều đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài cũng nhận diện nhiều thách thức, từ đó nêu giải pháp để tận dụng cơ hội để đầu tư và mở rộng đầu tư trong một số lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó, vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhất là sớm giải quyết những vướng mắc liên quan đến xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, giấy phép lao động, thuế, phòng cháy chữa cháy...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp FDI tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ một số vấn đề nổi lên gồm: Phản ứng chính sách; giải quyết thủ tục hành chính; phê duyệt dự án; tháo gỡ khó khăn về pháp lý; đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn là chưa kịp thời, linh hoạt, chưa mang lại hiệu quả cao.

Vì thế, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tinh thần trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, vì nước, vì dân, vì sự phát triển của doanh nghiệp, chủ động giải quyết kịp thời những vướng mắc mà các nhà đầu tư kiến nghị với trách nhiệm cao nhất, kịp thời, hiệu quả nhất, Chính phủ sẽ có cơ chế và kế hoạch kiểm tra các bộ, ngành địa phương thực hiện chỉ đạo này.

Trong Hội nghị, đã có 3 Tập đoàn trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ đầu tư mới và mở rộng đầu tư trong năm nay với tổng vốn đầu tư lên đến 3,7 tỷ USD. Đó là các nhà đầu tư của Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong các lĩnh vực như sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo, sản xuất trong lĩnh vực thiết bị y tế. Sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo khoảng 1,5 tỷ USD, sản xuất trang thiết bị y tế khoảng 600 triệu USD; sản xuất năng lượng, logictics khoảng 1,6 tỷ USD.

Về vấn đề áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, theo Thủ tướng, Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp và chủ động, tích cực tham gia các cam kết chung của quốc tế, trong đó có các cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu của OECD. Vì thế, Chính phủ đã và đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế trên cơ sở không trái với các quy định và cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giữa các bên, bảo đảm ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp để khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư mới.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng đang tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và áp dụng phù hợp với Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về những vấn đề khác, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang trình Quốc hội xử lý các vấn đề liên quan thị thực. Các cơ quan đang tiếp tục xử lý các vấn đề liên quan tới phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an, Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan), thuốc, vật tư y tế (Bộ Y tế), năng lượng (quy hoạch điện VIII, điện gió, điện mặt trời, điện áp mái, thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp)…

Nói về định hướng thu hút đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Trong đó, ưu tiên thu hút các dự án trên 3 phương diện: Thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị; thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững.

"Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam. Việt Nam luôn chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cùng thắng, cùng Việt Nam phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.