【bảng xếp hạng bóng đá hạng nhất quốc gia】Xuất khẩu hải sản sang EU tụt giảm mạnh do “thẻ vàng” IUU

时间:2025-01-11 17:01:27 来源:88Point
Xây dựng chuỗi giá trị bền vững để nông sản Việt tiến sâu vào thị trường EU 4 tháng đầu năm 2023,ấtkhẩuhảisảnsangEUtụtgiảmmạnhdothẻvàbảng xếp hạng bóng đá hạng nhất quốc gia thị trường EU chiếm 11% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam

Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra cảnh báo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khau thác IUU) với Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm nỗ lực, Việt Nam vẫn chưa gỡ được “thẻ vàng” IUU vì chưa khắc phục được những tồn tại theo khuyến nghị của EC.

Box: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để cơ quan, đơn vị, địa phương gây ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của cả nước.  Trước đó, ngày 28/4, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị li

Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển nghiêm túc tổ chức kiểm điểm những tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra sai phạm về chống khai thác IUU tại địa phương

Việc bị cảnh báo “thẻ vàng” IUU đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu hải sản nói riêng và xuất khẩu thủy sản nói chung của Việt Nam. Bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) – dẫn chứng, trước khi bị cảnh báo “thẻ vàng” IUU, giai đoạn 2015 – 2017, EU từng là thị trường nhập khẩu hải sản nhiều nhất của Việt Nam, chiếm 30 - 35% xuất khẩu hải sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, từ sau khi bị cảnh báo “thẻ vàng” IUU, tỉ trọng xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường này giảm dần qua từng năm. Qua thống kê của VASEP, năm 2018 - năm đầu tiên sau khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, tỉ trọng xuất khẩu hải sản sang thị trường EU chiếm 11,8%. Sang năm 2019, con số này suy giảm còn 10,7% và còn 9,5% vào năm 2020. Đến năm 2022 – tức là sau 5 năm, tỉ trọng đã giảm còn 9,4%.

Việc EC áp “thẻ vàng” IUU đối với hải sản buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách chuyển dịch sang các thị trường khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Bên cạnh đó là xu hướng gia công cho các nhà kinh doanh hải sản ở các nước, xuất khẩu trở lại các nước đó, nhất là gia công các loài cá biển như cá tuyết, cá sa ba, cá thu, cá minh thái...

Bà Lê Hằng cho biết, đây là cách vừa tận dụng được công suất chế biến vừa tạo được việc làm cho công nhân và vừa không bị áp lực về vấn đề nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc theo quy định IUU.

“Ngay cả xuất khẩu sang EU bây giờ cũng có một tỉ trọng đáng kể là hàng gia công, chứ nguyên liệu thuần túy trong nước vừa khan hiếm, lại vừa khó làm giấy xác nhận khai thác (SC) và chứng nhận khai thác (CC) đáp ứng quy định IUU của thị trường này”, bà Lê Hằng chia sẻ.

Hiện nay không chỉ thị trường EU mà Mỹ hay Nhật Bản cũng đang thực hiện các yêu cầu về biểu mẫu truy xuất nguồn gốc… Vì vậy, bà Lê Hằng cho rằng, chúng ta phải thực hiện nghiêm các quy định của các tổ chức quốc tế và tháo gỡ “thẻ vàng” IUU là nhiệm vụ rất quan trọng.

Về vấn đề này, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, khi hải sản bị “thẻ vàng” IUU sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu hải sản Việt Nam. Bởi trước đó, khi xuất sang thị trường EU, doanh nghiệp chỉ làm thủ tục mất thời gian từ 1 - 3 ngày thì bây giờ kéo dài từ 2 - 3 tuần. Không những thế, việc này còn ảnh hưởng đến vị thế của hải sản Việt Nam trên trường quốc tế, ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân, ảnh hưởng đến ngành thủy sản.

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2023, Đoàn thanh tra của EC sẽ có cuộc làm việc với phía Việt Nam EC lần thứ tư về công tác tháo gỡ “thẻ vàng” IUU. Từ nay đến thời điểm đó không còn nhiều. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC ở các địa phương.

Đồng thời, đang tiếp tục đốc thúc hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS cho tàu cá khai thác trên biển (hiện đạt 96,6%). Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất nhập bến, thực hiện xác nhận chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản. Khẩn trương rà soát các điểm tàu cá bốc, xếp khai thác, bảo đảm 100% tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên cập cảng đúng quy định.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, cập nhật tàu nguy cơ cao vi phạm IUU và tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát các vùng biển giáp ranh, chồng lấn để ngăn chặn tàu cá vi phạm IUU. “Vừa rồi, lực lượng chức năng trên biển duy trì 35 - 41 tàu ở vùng giáp ranh nhưng vẫn còn sáu vụ/sáu tàu/35 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài”,ông Trần Đình Luân cho biết.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 209/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp lần thứ bảy Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác IUU. Theo đó, để giải quyết các tồn tại, hạn chế, đồng thời để bảo đảm chuẩn bị tốt cho việc tiếp, làm việc với Đoàn thanh tra của EC trong tháng 10/2023; với quyết tâm đến tháng 10/2023 gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU, Phó Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành và địa phương mở đợt cao điểm kiểm tra. Nghiêm túc tổ chức kiểm điểm những tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra sai phạm về chống khai thác IUU tại địa phương.

"Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới nên không có cách nào khác là phải thực hiện nghiêm các quy định của các tổ chức quốc tế. Đó cũng chính là tinh thần của Luật Thủy sản 2017, là phát triển bền vững ngành thủy sản. Quyết định 81/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành vào ngày 13/2 cũng đặt mục tiêu trong năm 2023 chúng ta phải gỡ được thẻ vàng. Do vậy, việc tháo gỡ “thẻ vàng” IUU là nhiệm vụ rất quan trọng", ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

EC đưa ra bốn nội dung quan trọng mà Việt Nam cần phải đáp ứng.

Thứ nhất, khung pháp lý cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh một số quy định để tăng cường hiệu lực, hiệu quả chống khai thác IUU.

Thứ hai,quản lý đội tàu, theo dõi, kiểm tra, kiểm sát tàu cá. Đây là bài toán rất lớn, mặc dù chúng ta đã lắp hơn 95% thiết bị nhưng số còn lại lại là đối tượng nguy cơ cao. Số lượng tàu vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn.

Thứ ba,về truy xuất nguồn gốc, quản lý cả sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm đánh bắt trên biển. Hồ sơ truy xuất hiện nay còn mang tính chất đối phó, đặc biệt là việc ghi, nộp nhật ký còn nhiều sai sót và mới đạt khoảng 45%; mới giám sát được 50% sản lượng qua cảng đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên dẫn đến chưa đảm bảo được độ tin cậy trong công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Thứ tư,việc thực thi pháp luật và xử lý vi phạm còn chưa đồng đều, chưa có hiệu lực, hiệu quả. Ngoài ra, hạ tầng nghề cá vẫn còn rất yếu kém, chỉ mới đáp ứng 15 - 18%...

推荐内容