Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan vừa yêu cầu Cục Trồng trọt và các cơ quan liên quan cần có phương án truyền thông để giúp người dân hiểu rõ được những lợi ích khi áp dụng quy trình canh tác giảm phát thải khi trồng lúa chất lượng cao,ồnglúatheoquytrìnhnghiêmngặtđểgiảmphátthảibántínchỉkeo bóng phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Bộ trưởng, áp dụng quy trình canh tác này sẽ giúp người sản xuất giảm được chi phí đầu vào, tăng được lợi nhuận đáng kể so với canh tác truyền thống. Ngoài ra, việc giảm phát thải, bán tín chỉ carbon chỉ là giá trị gia tăng.. Điều đáng nói, nông dân không chỉ giảm được chi phí đầu vào, tăng được giá bán lúa mà còn thu được tiền từ bán tín chỉ carbon. Ở nước ta có 7,1 triệu ha lúa. Không chỉ vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà nhiều địa phương cũng muốn trồng lúa phát thải thấp tiến tới bán tín chỉ carbon. Hiện, Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam trên cây lúa. Theo đó, nông dân tham gia dự án chuyển đổi được cán bộ kỹ thuật tập huấn về kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến, điển hình nhất là "1 phải, 5 giảm": Phải sử dụng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm thất thoát sau thu hoạch. Ông Cao Thăng Bình - chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới cho biết, dự kiến của ngân hàng với Bộ NN&PTNT, trong năm 2024 có thể cấp chứng chỉ carbon đầu tiên cho những nông dân trồng lúa phát thải thấp và hy vọng dòng tiền từ việc mua bán tín chỉ carbon sẽ đến với nông dân Đồng bằng sông Cửu Long từ năm nay. Trồng lúa để giảm phát thải, bán tín chỉ cần hiểu và tham gia vào các quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải. Ảnh minh họa |