当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tỷ lệ cá cược anh】“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa

【tỷ lệ cá cược anh】“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa

2025-01-10 01:00:52 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

VHO - Trước nguy cơ nghệ thuật bài chòi bị mai một,ếpsứcchonghệthuậtbàichòilantỏtỷ lệ cá cược anh chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và các thế hệ nghệ nhân đã cùng nhau nỗ lực khắc phục khó khăn, mang lại sức sống, sức lan tỏa mới cho bài chòi.

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa - ảnh 1
Anh Nguyễn Văn An thành viên CLB đàn và hát dân ca xã Bình Thuận huyện Bình Sơn đang hát bài chòi

Khơi dậy sức sống

Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi đã mở lớp tập huấn, truyền dạy trình diễn nghệ thuật bài chòi nhằm gắn kết những người cùng đam mê, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.

Anh Nguyễn Văn An, thành viên câu lạc bộ đàn và hát dân ca xã Bình Thuận huyện Bình Sơn chia sẻ, bản thân anh rất đam mê hát bài chòi. Được tham gia lớp tập huấn, truyền dạy về bài chòi anh đã được tiếp xúc, cảm thụ những nét độc đáo, hấp dẫn riêng có của bài chòi một cách gần gũi, sinh động. Từ cách dựng chòi, tên các con bài, trang phục của anh, đến cách hô hát, điệu bộ, diễn xướng, ứng diễn tài năng.

“Khi có lớp bồi dưỡng thực hành nghệ thuật bài chòi, tôi tích cực tham gia ngay. Sự hài hước, dí dỏm đầy tính nghệ thuật của các làn điệu bài chòi hòa với đàn nhị, sáo, trống, nhịp phách đã khơi dậy niềm yêu thích, say mê học và hát bài chòi trong tôi. Qua lớp học tôi có thể hát tốt hơn để phục vụ du khách tham quan ở rừng ngập mặn Bàu Cá Cái”, anh An bày tỏ.

Cũng theo anh An, hiện quê hương anh có điểm du lịch sinh thái Bàu Cá Cái, đến đây du khách không chỉ thích thú khám phá thiên nhiên hoang sơ, mà còn được thưởng thức bài chòi. Thật thú vị khi ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, tham quan vùng ngập mặn trải dài, mênh mang sông nước hữu tình và được nghe hát bài chòi.

Mới đây, câu lạc bộ dân ca - bài chòi thuộc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh được thành lập. Câu lạc bộ có gần 30 thành viên, mỗi người một công việc, ngành nghề khác nhau nhưng có cùng đam mê, tâm huyết gìn giữ và phát huy nghệ thuật bài chòi. Các thành viên câu lạc bộ đa số là những người trẻ.

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa - ảnh 2
Thầy giáo Tạ Văn Cương, giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong là một trong những hạt nhân trẻ nòng cốt của CLB dân ca - bài chòi Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh

Anh Tạ Văn Cương (37 tuổi), hiện là giáo viên của Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi, là một trong những hạt nhân trẻ nòng cốt của Câu lạc bộ dân ca - bài chòi. Anh Cương cho hay, thời gian qua anh cùng các thành viên câu lạc bộ thường xuyên biểu diễn các tiết mục bài chòi tại nhiều chương trình, hội thi, hội diễn do ngành văn hóa tổ chức. Hiện anh là giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất, có năng khiếu về văn nghệ nên thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

“Vốn đam mê ca hát, đam mê bài chòi nên tôi đăng ký tham gia các lớp truyền dạy cũng như câu lạc bộ dân ca - bài chòi để học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm. Từ đó truyền dạy cho học sinh của trường tôi nói riêng và lớp trẻ nói chung để trao truyền, giữ gìn cái hay của nghệ thuật bài chòi”, anh Cương chia sẻ.

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa - ảnh 3
Nghệ nhân ưu tú Trần Tám (bên phải) là người truyền lửa bài chòi cho thế hệ trẻ

Truyền lửa cho đời sau

Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như TP Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Bình Sơn, thị xã Đức Phổ đã thành lập câu lạc bộ dân ca - bài chòi. Chủ nhiệm câu lạc bộ dân ca - bài chòi (Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh), nghệ nhân ưu tú Trần Tám chia sẻ, với sự dẫn dắt của nhiều nghệ nhân am hiểu lĩnh vực bài chòi sẽ giúp các thành viên câu lạc bộ trau dồi kinh nghiệm biểu diễn, thành thục các làn điệu bài chòi để góp phần phát huy nghệ thuật bài chòi trong đời sống đương đại.

“Chúng tôi tổ chức sinh hoạt định kỳ và tổ chức các chương trình biểu diễn để tạo sân chơi, mọi người cùng tham gia biểu diễn, phát huy năng khiếu và tìm kiếm, phát hiện thêm các nhân tố mới để đào tạo”, ông Tám nói.

Những năm qua, nhiều câu lạc bộ được thành lập và đã tham gia nhiều liên hoan nghệ thuật, cuộc thi bài chòi trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là kinh phí để duy trì các hoạt động còn hạn hẹp. Những lớp nghệ nhân bài chòi được coi là những “di sản sống” đa số lớn tuổi và không còn nhiều. Do đó, để các câu lạc bộ dân ca - bài chòi hoạt động hiệu quả, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động, quan tâm đãi ngộ các nghệ nhân lớn tuổi và tổ chức thường xuyên các lớp truyền dạy nghệ thuật bài chòi.

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa - ảnh 4
Hát bài chòi phục vụ du khách ở làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ, xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật bài chòi. Trong đó, tập trung phát triển các câu lạc bộ bài chòi ở các địa phương, gắn kết loại hình nghệ thuật này với hoạt động du lịch. Việc đưa bài chòi vào khai thác phục vụ du khách là cần thiết, nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Qua đây, giúp bảo tồn, phát huy nghệ thuật bài chòi trong đời sống đương đại”.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读