欢迎来到88Point

88Point

【kết quả giải vdqg mexico】Dọn đường cho “khủng hoảng thừa”

时间:2025-01-11 20:45:31 出处:World Cup阅读(143)

don duong cho khung hoang thua

Nhiều doanh nghiệp đang sống "lay lắt" Ảnh:ST

Theọnđườngchokhủnghoảngthừkết quả giải vdqg mexicoo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, nguồn cung đường năm 2012 có thể đạt 1.570.000 tấn, trong đó, đường sản xuất năm 2012 khoảng 1.400.000 tấn, đường tồn kho năm 2011 là 100.000 tấn và lượng NK theo cam kết WTO là 70.000 tấn. Với dự báo này, tổng cầu sẽ là 1.400.000 tấn, luân chuyển cuối năm là 100.000 tấn. Cân đối cung - cầu, năm 2012 có thể thừa 70.000 tấn đường.

Sống “lay lắt”

Các DN thép đang đối diện với nhiều “cam go” trong bài toán sản xuất và dư thừa công suất. Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động, Chính phủ kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, tiếp tục cắt giảm đầu tư công... khiến việc tiêu thụ thép trong nước gặp khó khăn.

Sản lượng thép tồn kho của năm 2011 lên tới gần 500.000 tấn. “Khủng hoảng thừa” trong ngành sản xuất này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều DN thép đã buộc phải cắt giảm công suất. Điển hình là Công ty Thép Vạn Lợi (Hải Phòng) đã ngừng sản xuất 100% vì sản phẩm tồn đọng quá lớn, không có vốn để duy trì sản xuất.

Thép Cửu Long, Thép Sông Hồng (Việt Trì - Phú Thọ)… cũng đang sống trong cảnh “lay lắt”, chủ yếu là gia công thuê hoặc sản xuất cầm chừng. Theo VSA, tình trạng ngừng sản xuất cũng tiếp tục diễn ra ở nhiều DN ngay trong tháng đầu năm 2012. Nhiều DN thực chất là không còn khả năng để tiếp tục duy trì hoạt động, tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do nên chưa công bố phá sản vào thời điểm này.

Không chỉ thép, khó khăn này còn diễn ra ở ngành xi măng. Nếu nhìn từ bài toán cung - cầu thì ngành xi măng đã có “vấn đề” từ mấy năm trước. Trong năm 2010, các DN sản xuất xi măng đạt 51 triệu tấn nhưng nhu cầu tiêu dùng xi măng của cả nước chỉ vào khoảng 50,21 triệu tấn. Năm 2011, toàn ngành sản xuất được 56 triệu tấn, tiêu thụ nội địa đạt 49 triệu tấn (giảm 1 triệu tấn so với năm 2010).

Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng năm 2030 Khoản 12, Điều 2 đã quy định trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố “khi chấp thuận dự án đầu tư xi măng mới tại địa phương, phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành (Bộ Xây dựng)”. Quy hoạch cũng nêu rõ, nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2015 là 75-76 triệu tấn; năm 2020 là 93-95 triệu tấn; năm 2030 đạt 113-115 triệu tấn. Giai đoạn 2011-2015, dự kiến có 32 dự án xi măng vận hành; 22 dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020; 6 dự án xi măng định hướng đầu tư trong giai đoạn 2021-2030.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, mặc dù sức mua kém, tiêu thụ xi măng giảm nhưng trong năm 2012, cả nước sẽ tiếp nhận thêm 7-8 dự án nhà máy xi măng đi vào hoạt động, với công suất xấp xỉ 7 triệu tấn/năm, nâng công suất cung ứng ra thị trường của toàn ngành lên 77 triệu tấn/năm, cao hơn 25 triệu tấn so với nhu cầu thực tế. Như vậy, ngành xi măng đã nhìn thấy rõ tình trạng dư thừa.

Một ngành hàng sản xuất đang dư thừa công suất cũng có thể kể đến là ngành mía đường. Dự báo cung - cầu năm 2012 cho thấy, ngành mía đường dư thừa 300.000 tấn. Nguyên nhân của sự dư thừa này là do thời gian qua, tất cả các nhà máy đường đều mở rộng công suất, nên sản lượng đường sản xuất hàng năm sẽ vượt so với nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Mặt khác, theo hiệp định hợp tác của Chính phủ 2 nước Lào và Campuchia, hiện nay một số DN tại Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy đường tại nước bạn. Lượng đường này sản xuất ra chủ yếu cũng tiêu thụ tại Việt Nam. Cụ thể, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư nhà máy đường tại Lào công suất 7.000 TMN dự kiến tháng 12-2012 sẽ vào sản xuất. Công ty TNHH NIVIL (Long An) có kế hoạch đầu tư 3 nhà máy đường tại Campuchia, trong đó 2 nhà máy đã được cấp phép, 1 nhà máy công suất thiết kế 7.000 TMN đã được xây dựng dự kiến cuối tháng 3-2012 đi vào hoạt động với công suất ban đầu 3.000 TMN.

Có dễ tái cấu trúc?

Hiện nay, cả nước có 462 DN sản xuất thép, tăng gần 6 lần so với năm 2000 với tổng năng lực sản xuất mỗi năm 2,13 triệu tấn gang, 7,54 triệu tấn phôi thép, 10,875 triệu tấn thép dài, 3,35 triệu tấn thép dẹt, 2,188 triệu tấn thép ống, hộp, 2,487 triệu tấn tôn mạ.

Công suất thép xây dựng cả nước đã lên đến 9 triệu tấn trong khi tiêu thụ cả nước trong năm 2012 dự kiến chỉ đạt gần 6 triệu tấn/năm. Đối với thép cán nguội, công suất lên đến gần 3,6 triệu tấn, trong khi đó tiêu thụ chỉ khoảng 1,7 triệu tấn/năm.

Trong bối cảnh như hiện nay, các DN phải “tự cứu mình” trước, tìm ra mọi biện pháp để “sống” trong đó có tính đến việc XK để bù chi phí sản xuất cũng như bảo đảm nguồn vốn.

Con số XK thép trong năm 2011 đã có đột phá mới, đạt mức khoảng 2 triệu tấn/năm, kim ngạch 1,8 tỷ USD. Đối với ngành xi măng, trong năm 2011, đã XK được 5,5 triệu tấn và trong năm 2012 phấn đấu đạt mục tiêu XK 7 triệu tấn. Mới đây, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cũng đã đồng ý cho các DN mía đường XK 100.000-150.000 tấn đường khi được dự báo năm 2012 sẽ dư thừa. Để đảm bảo sản xuất ổn định, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Chiến lược XK đường đến 2020.

Tuy nhiên, theo VSA, một khó khăn nữa mà các DN XK thép đang phải đối mặt khi tính đến việc XK là những vụ kiện chống bán phá giá ở các thị trường như Mỹ, Indonesia... Đặc biệt, DN thép phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia và vùng lãnh thổ có khả năng XK thép tương đối lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… Vì vậy, trong năm 2012 này, việc tăng lượng XK thép cũng không phải dễ dàng nếu như không có chiến lược nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, cũng như tăng cường công tác xúc tiến thương mại.

Còn theo ông Lê Văn Chung, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), xi măng là ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu của quốc gia như đá, than đá…, nên việc XK xi măng sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Điều quan trọng nữa là, muốn XK, Việt Nam chỉ có thể hướng tới các thị trường như châu Phi, Brazil..., khi đó phải cần tới tàu có trọng tải lên tới 50.000 tấn để vận chuyển. Trong khi, giá XK của mặt hàng này lại không cao, chỉ ở mức 40-45 USD/tấn, rất khó bù đắp cho chi phí vận tải.

Với những khó khăn nội tại, các DN đều cho rằng, tái cấu trúc DN phải được coi trọng hàng đầu. Ngay cả Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng cho rằng, để vượt qua giai đoạn khó khăn, các DN xi măng cần tái cấu trúc, khuyến khích sáp nhập nhà máy, DN nhỏ để hình thành DN lớn nhằm nâng cao thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, giảm chi phí sản xuất…

Ông Phạm Chí Cường cho biết thêm, năm 2012 là năm các DN sẽ phải “lộ ra” những điểm mạnh, điểm yếu. Các DN yếu sẽ buộc phải phá sản, hoặc là “chết lâm sàng”, chỉ những DN thực sự có tiềm lực, đủ sức cạnh tranh mới có thể sống tốt trong tương lai. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, làn sóng sáp nhập cũng không dễ bởi chưa chắc DN đang “sống” đã đủ sức thu nạp các DN đang sắp “chết”.

Do vậy, giải pháp cho các DN trong thời gian tới vẫn còn rất nan giải nếu bài toán quy hoạch các ngành không được thực hiện một cách triệt để. Bởi việc cấp phép tràn lan các dự án ở nhiều địa phương trong thời gian qua là nguyên nhân chính gây nên việc “vỡ quy hoạch” của các ngành, trong đó thép, xi măng là những điển hình. Và nguy cơ này đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu. Tới đây, một số ngành khác như điện tử, điện, ô tô - xe máy… cũng sẽ phải chịu sức ép từ cuộc “khủng hoảng thừa” nếu không có những phép tính cụ thể.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh:

Phải tái cấu trúc mạnh mẽ

Quy hoạch bị phá vỡ thể hiện cơ sở, dự báo không phù hợp với diễn biến thị trường và căn cứ của quy hoạch không rõ ràng, hiệu lực thực hiện quá kém, phá vỡ quy hoạch đến 40%-50% công suất như xi măng, sắt thép, nhưng cũng không có ai chịu trách nhiệm. Do vậy, một số ngành đầu tư vượt quy hoạch, dư thừa chắc chắn phải có sự điều chỉnh tức là có sự sáp nhập, hợp nhất và phải nâng cao quy mô lên mức độ hợp lý, đạt mức độ công nghệ tối thiểu. Nếu công nghệ lạc hậu quá sử dụng nhiều năng lượng thì không thể tồn tại được. Các DN sẽ phải trải qua công cuộc tái cấu trúc mạnh mẽ, những DN yếu kém sẽ phải vươn lên để đổi mới và tồn tại. Những DN không tồn tại được thì nên cho ngừng. Vì sự phá sản trong kinh tế học là sự tàn phá sáng tạo. Nhà xưởng, máy móc, công nhân vẫn còn, còn những người chủ năng lực yếu kém thì nên dừng lại.

Ông Nguyễn Văn Điệp, Chánh văn phòng Hiệp hội Xi măng Việt Nam:

Nỗ lực từ phía DN

Để giảm bớt khó khăn, các DN xi măng phải tìm cách tận dụng nhiệt thải, khí thừa để giảm được chi phí đầu vào. Tiết kiệm được chi phí này, ngành xi măng sẽ tăng sức cạnh tranh đáng kể. Bên cạnh đó, DN phải đa dạng hóa sản phẩm như dùng xi măng làm gạch không nung, ngói, gạch lát đường… Tuy nhiên, để làm được việc này rất cần có sự hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước như: Khuyến khích sử dụng gạch, ngói không nung sản xuất từ xi măng thay cho các sản phẩm truyền thống; ưu tiên, khuyến khích các dự án sử dụng xi măng để làm đường giao thông…

P.T (ghi)

Diệp Anh

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: