当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bong888 keo nha cai】Tín hiệu vui từ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg,ệuvuitừđagraveotạonghềcholaođộbong888 keo nha cai ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong hai năm qua, toàn tỉnh đã có trên 14 ngàn lao động nông thôn được đào tạo 17 nghề với 417 lớp. Kết quả có trên 70% học viên sau đào tạo có việc làm với nguồn thu nhập ổn định. Từ đó cho thấy, việc mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cùng địa phương chuyển dịch cơ cấu lao động. Xã Nghĩa Trung (Bù Đăng) là một điển hình trong công tác này.

Lớp học quản lý, khai thác mủ cao su tại thôn 5, xã Nghĩa Trung

Thời gian qua, số lao động được đào tạo nghề ở xã Nghĩa Trung tăng lên đáng kể, tạo cơ hội cho người dân vùng sâu, vùng xa được học nghề và tìm việc làm phù hợp với điều kiện, năng lực của bản thân. Việc đào tạo nghề cũng đáp ứng phần nào sự thiếu hụt lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Đào tạo nghề và tạo việc làm đã trở thành động lực giúp Nghĩa Trung từng bước hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Trước khi tham gia lớp học cạo mủ cao su, cuộc sống của gia đình anh Điểu Dũng ở thôn 8 rất khó khăn. Hàng ngày, anh Dũng phải đi làm công để có tiền trang trải sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên, do không có công việc thường xuyên nên vợ chồng anh phải vào rừng bẻ măng, cưa củi để kiếm thêm thu nhập. Năm 2010, anh Dũng được tham gia học lớp cạo mủ cao su. Kết thúc khóa học, có tay nghề vững nên ngoài tự cạo 1 ha cao su của gia đình, anh Dũng còn tranh thủ nhận làm thêm cho trang trại tư nhân, mỗi tháng được 3 triệu đồng. Nhờ vậy, cuộc sống của gia đình anh đã ổn định hơn. Anh Dũng cho biết: “Chúng tôi được Nhà nước, địa phương quan tâm, cho đi học để tự làm kinh tế. Có nghề cạo mủ nên tôi không sợ nghèo nữa”.

Những năm gần đây, xã Nghĩa Trung có nhiều công ty, doanh nghiệp và người dân đầu tư trồng cao su. Do đó, nhu cầu học nghề trồng, chăm sóc và cạo mủ cao su của người dân trong xã là rất lớn. Từ năm 2010 đến nay, các hội, chính quyền, đoàn thể ở Nghĩa Trung đã mở 8 lớp đào tạo nghề cạo mủ cao su cho 340 lao động. Đối tượng tham gia lớp học chủ yếu là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ thiếu đất sản xuất. Anh Điểu Thanh ở thôn 5 cho biết: “Gia đình tôi đi làm công, ngày có việc ngày không nên cuộc sống rất vất vả. Tham gia lớp học cạo mủ cao su, tôi mong có cái nghề để xin việc làm kiếm tiền phụ giúp gia đình”.

Một khóa học cạo mủ cao su kéo dài 2,5 tháng. Để tạo điều kiện cho người dân trong xã có nhu cầu đều được tham gia lớp học, xã Nghĩa Trung đã mở lớp tại nhà văn hóa các thôn ấp, ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa. Nhờ vậy, người dân tham gia lớp học khá đông và duy trì được sĩ số. Sau khi hoàn thành khóa học, trên 80% học viên đã có việc làm tại các công ty cao su, nông trại, còn lại về cạo vườn cao su của gia đình. Có mặt tại một lớp đào tạo quản lý, khai thác mủ cao su ở nhà văn hóa thôn 5, chị Đinh Thị Trang, cán bộ Trung tâm dạy nghề huyện Bù Đăng cho biết: Lớp học thu hút khá đông học viên tham gia. Nhiều gia đình hai vợ chồng cùng theo học. Ý thức được tầm quan trọng của nghề nên học viên rất chăm chỉ, chịu khó học.

Ông Huỳnh Tấn Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung cho biết: Xã có hơn 30% dân số là người dân tộc thiểu số, nhiều gia đình còn khó khăn. Do đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động nên các lớp học thu hút được nhiều lao động địa phương tham gia. Vì thế, số người thất nghiệp, hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Sau khi đào tạo nghề, số lao động này đã có việc làm với mức thu nhập khoảng 3-3,5 triệu đồng/tháng, phần nào trang trải được cuộc sống.

Có thể nói, chất lượng đào tạo nghề nông thôn đã dần được cải thiện. Qua đó góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng nông thôn, hướng đến xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

H.C

分享到: