FDI đóng góp lớn cho kinh tế Việt Nam
Đây là nội dung trọng tâm được bàn thảo tại Hội nghị Định hướng thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài trong thời gian tới do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 21/12,ếptụclàbộphậnquantrọngcủanềnkinhtếkqbd truc tiep hom nay tại Vĩnh Phúc.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho biết, Bộ KH&ĐT đã và đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội DN, các chuyên gia để dự thảo Đề án Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng ĐTNN đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị Định hướng thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài trong thời gian tới cũng là nhằm tiếp tục hoàn thiện Đề án này.
Theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, qua 30 năm, khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, là khu vực phát triển năng động, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tính đến tháng 11/2018, cả nước có khoảng 27 nghìn dự án của các nhà đầu tư đến từ 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký gần 340 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 188,8 tỷ USD.
Các dự án ĐTNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 57% tổng vốn đầu tư đăng ký. ĐTNN đã có mặt tại tất cả tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Về đóng góp của khu vực này, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, ĐTNN là nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và là động lực tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.
Tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng từ 15% năm 2005 lên 23,7% năm 2017. Tốc độ tăng trưởng của khu vực ĐTNN đạt 12,6% năm 2017, cao nhất trong các thành phần kinh tế. Nếu trong giai đoạn 1986-1996, khu vực ĐTNN chỉ đóng góp 15% thì đến giai đoạn 2010-2017 đã đóng góp 27,7%.
ĐTNN cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin...
ĐTNN đóng góp quan trọng vào việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu trong những năm gần đây. DN FDI bước đầu đã có sự liên kết và thúc đẩy tăng trưởng năng suất thông qua việc sử dụng bán thành phẩm, sản phẩm trung gian, nguyên phụ liệu của doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng nhấn mạnh, ĐTNN thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập như liên kết và hiệu ứng lan tỏa năng suất của khu vực ĐTNN đến khu vực trong nước còn thấp, nhiều dự án ĐTNN tập trung vào công đoạn gia công, lắp ráp; tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp ở mức dưới trung bình.
Chuyển giao công nghệ thông qua ĐTNN chưa đạt kết quả như kỳ vọng; số dự án ĐTNN ở các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn chưa nhiều. Một số DN FDI chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; một số DN FDI có hành vi chuyển giá, thiếu trung thực trong báo cáo tài chính.
Hiện nay tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp, xuất hiện những nhân tố mới có tầm ảnh hưởng sâu, rộng, kéo theo việc thay đổi chính sách của nhiều quốc gia, nền kinh tế lớn, đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách và điều chỉnh mục tiêu, định hướng thu hút, sử dụng ĐTNN để thích ứng với tình hình mới, góp phần hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển đất nước.
Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, Việt Nam tiếp tục khẳng định khu vực ĐTNN là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài.
Tranh thủ thời cơ trong thu hút FDI
Theo dự thảo Đề án Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng ĐTNN đến năm 2030, định hướng thu hút ĐTNN giai đoạn tới sẽ tập trung vào một số nội dung, cụ thể như:
Ưu tiên thu hút ĐTNN vào các ngành công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ thông tin và viễn thông, điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, công nghiệp hỗ trợ, R&D, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (SMAC), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, kinh tế số, tự động hóa, y sinh, vật liệu mới.
Trong từng thời kỳ, ưu tiên thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút ĐTNN để chủ động xúc tiến đầu tư bảo đảm nguyên tắc đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Định kỳ đánh giá hiệu quả thực hiện theo các tiêu chí để có điều chỉnh thích hợp.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng XK với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tào nguồn nhân lực trong thu hút và sử dụng ĐTNN để nâng cao chất lượng tăng trưởng...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, thu hút FDI thời gian tới cần có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm trên nguyên tắc đa phương hóa, đa dạng hóa nguồn vốn, lựa chọn công nghệ tiên tiến, khuyến khích phát huy đối mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển. Đây là nền tảng để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng cho nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho biết cần tăng cường liên kết DN FDI và DN trong nước, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm, gắn đầu tư FDI với thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, không được để mối quan hệ này rời rạc.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thu hút FDI phải gắn với mở rộng thị trường, đảm bảo ổn định và phát triển thị trường cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam.
Theo đó, Chính phủ phải chủ động hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến kinh tế trong đó có FDI, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng, năng lực của hệ thống chính quyền, cán bộ công chức .
Với các địa phương đi trước đã thu hút được nhiều FDI, cần tập trung tốt các nguồn lực để tiếp tục thu hút FDI, ví dụ như tập trung công tác quy hoạch, gắn quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch phát triển dịch vụ, đô thị, nhà ở, lấy con người là trung tâm.
Từ quy hoạch, phải chủ động đất sạch cho phát triển khu công nghiệp để kêu gọi các nhà đầu tư KCN, nhưng phải chú ý lợi ích của người dân khi đã giao đất làm KCN.
“Chúng ta cần tranh thủ thời cơ, vận hội để tạo sự bứt phá trong thu hút FDI, tạo điều kiện tốt nhất để chào đón dòng vốn FDI vào Việt Nam, tạo thuận lợi tốt nhất cho những nhà đầu tư đã, đang và sẽ đến Việt Nam để các bạn thành công tại Việt Nam. Chúng tôi coi những nhà đầu tư ở nước ngoài đến Việt Nam như công dân Việt Nam và có trách nhiệm hỗ trợ các bạn để cùng tham gia phát triển đất nước”, Phó Thủ tướng khẳng định.
- Khẩu trang lại 'nóng': Tạm giữ lượng lớn khẩu trang tại Phú Yên không có giấy tờ hợp pháp
- Bộ TT&TT nêu cách nhận diện cuộc gọi lừa đảo deepfake
- Bamboo Airways tiếp tục giữ ngôi vị bay đúng giờ, ít hoãn huỷ nhất tháng 5/2021
- Hệ thống ‘khủng’ 13 nhà máy là nội lực giúp Vinamilk duy trì vị trí dẫn đầu thị trường sữa nhiều năm
- Hà Nội: Khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp bằng thương mại điện tử
- 'Mò kim đáy bể' tìm căn hộ sát biển, sở hữu lâu dài như The Hill
- Thúc đẩy điều trị toàn diện trong quản lý Hen phế quản tại Việt Nam
- Kiểm tra điện mặt trời mái nhà tại 10 địa phương, kết quả sẽ công bố sau
- 78,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 5 tháng qua
- Bà Mai Kiều Liên: Vinamilk luôn tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong và ngoài nước