【ket qua tran as roma】Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp: Nhiều biện pháp giữ rừng hiệu quả
BP - Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp hiện quản lý 8.482 ha rừng và đất lâm nghiệp. Những năm qua,ảnlyacuterừngphogravenghộBugraveĐốpNhiềubiệnphaacutepgiữrừnghiệuquảket qua tran as roma đặc biệt là năm 2018, sau khi chuyển từ Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Do địa bàn rộng, phức tạp, đội ngũ cán bộ, nhân viên của ban “mỏng” nên công tác quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn.
Ngay từ đầu năm, Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp đã sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng phù hợp tình hình thực tế trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Bù Đốp phê duyệt. Đồng thời thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ rừng với các thành viên là cán bộ chủ chốt gồm: Ban giám đốc, cán bộ phòng kỹ thuật quản lý, bảo vệ rừng và các chốt trưởng. Bên cạnh đó, sắp xếp bố trí nơi đóng quân của các chốt ngay tại cửa rừng, tùy theo diễn biến tình hình, lực lượng bảo vệ rừng các chốt được phân tổ, chia nhỏ để tổ chức trực tại các “điểm nóng”, đường ra vào rừng; đồng thời tăng cường tuần tra quản lý, bảo vệ rừng để ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm.
Lực lượng chức năng kiểm tra khu vực chốt Đường Sông
Ông Nguyễn Thành Vinh, cán bộ phụ trách kỹ thuật Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp cho biết: Để thực hiện hiệu quả việc quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua đơn vị đã xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các chốt, tiểu ban bảo vệ rừng xã, các đồn biên phòng tổ chức tuần tra ngăn chặn hành vi trộm cắp, mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép. Riêng 8 tháng năm 2018, đơn vị đã ngăn chặn được 250 lượt người vào rừng trái phép. Qua tuần tra, đơn vị phát hiện 15 vụ vi phạm, tạm giữ và chuyển Hạt kiểm lâm xử lý 10 xe gắn máy vào rừng trái phép. Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức cho 60 hộ dân sống khu vực gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, không vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Tuy nhiên, do lực lượng “mỏng”, địa bàn phức tạp nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Tiến Bình, Chốt trưởng chốt Đường Sông cho biết: Chốt hiện có 3 cán bộ, nhân viên tham gia quản lý 4 tiểu khu tiếp giáp 2 huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập với hơn 40km đường sông, vì vậy rất khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng. Thời gian qua, đơn vị đã hợp đồng thêm một số nhân viên. Tuy nhiên, do số nhân viên này chưa được đào tạo kiến thức pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng nên gặp nhiều khó khăn trong công tác tuần tra, truy quét và xử lý đối tượng vi phạm. Ông Nguyễn Tèo, Chốt trưởng chốt Đường Mười cho biết: Các tiểu khu do chốt quản lý có rất nhiều đường của các doanh nghiệp trồng cao su đi qua nên khó khăn trong việc quản lý người dân ra vào rừng. Thời điểm này, cán bộ, nhân viên của chốt phải tập trung ngăn chặn người dân vào rừng lấy măng.
Cán bộ phụ trách kỹ thuật của ban, Nguyễn Thành Vinh, cho biết thêm: Cùng với việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp thực hiện nghiêm túc. Hầu hết các thiết bị liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đều được đơn vị triển khai thực hiện và đặt ở những vị trí thuận lợi. Đặc biệt, trong năm 2017, sau khi được trang bị 18 bồn nhựa 5.000 lít và 2.000 lít, đơn vị đã giao các chốt tổ chức chôn ở những vị trí thích hợp, tích nước đầy đủ, sẵn sàng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Ngoài ra, đơn vị còn đào hơn 10 hồ nước nhân tạo tại các tiểu khu có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để tích trữ nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô. Đơn vị cũng đã hoàn thành việc phát, đốt và phun thuốc diệt cỏ tạo đường ranh cản lửa (rộng 10m) tại các tiểu khu 58, 59, 60, 65, 73 với tổng chiều dài 12km để chuẩn bị cho công tác phòng, chống cháy rừng mùa khô sắp tới.
Khu vực rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp quản lý có diện tích lớn với trên 5.660 ha. Nhằm chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô 2017-2018, ngoài triển khai kế hoạch cụ thể như củng cố tổ, đội phòng cháy, chữa cháy ở các chốt, kết hợp với Hạt kiểm lâm huyện triển khai phương án phòng, chống cháy rừng trong mùa khô, ban còn chủ động phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, hướng dẫn chủ dự án trồng rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng rừng thực hiện tốt công tác này theo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ). Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ nên thời gian qua, đơn vị đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
Ông Nguyễn Thành Vinh cho hay: Đầu năm 2018, sau khi đơn vị chuyển từ nông lâm trường trực thuộc Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé sang Ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, các chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng từng bước được cải thiện, anh em rất phấn khởi và quyết tâm hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, do đơn vị mới thành lập nên chưa có trụ sở làm việc, đang phải ở tạm Nông trường Bù Đốp, Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé; lực lượng mỏng chỉ với 15 người quản lý trên 6.000 ha nên rất khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là khu vực chốt Đường Sông.
Đức Hiến
-
Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?Nghề gác kèo ong trong lịch sử khai phá vùng đất Cà MauGian nan xây dựng trường đạt chuẩn Quốc giaGần 5.500 người ra đường và không bao giờ trở về nhà trong 8 thángHội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tếTuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015: Phương thức mới, vùng tuyển rộngQuy định chung về công tác phíGiải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 1.948 lao độngTắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuốiGiao kế hoạch vốn chương trình giảm nghèo bền vững 15,4 tỷ đồng
下一篇:Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Gu thẩm mỹ của học sinh thời @
- ·Khởi sắc giáo dục vùng biển
- ·Lo ngại văn hoá ứng xử của học sinh
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Tai nạn do lỗi cả hai
- ·Sẽ còn 6 đến 8 đợt nắng nóng tới 40 độ C trong mấy tháng tới
- ·Tài xế ngủ gật, xe đầu kéo bị lật
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Hội CCB Lộc Hưng gương mẫu xây dựng nông thôn mới
- ·Phú Tân khó thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân
- ·Trách nhiệm can thiệp khi trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà nội: Vững bước tuổi 25
- ·Năm 2018: Nghĩa Trung phấn đấu về đích nông thôn mới
- ·Phụ nữ Phước Long ký cam kết “Nói không với thực phẩm bẩn”
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Nỗi niềm trẻ em tự kỷ
- ·Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên 14,9 tỷ đồng
- ·Trao nhà đại đoàn kết cho ông Võ Văn Phước
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Những que tính của ba
- ·Người “vun mầm” văn hoá
- ·Ðặng Yên Bình cô học trò nhỏ tài năng
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Thả neo ký ức
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Đi sai đường làm chết người
- ·Hệ lụy từ những gánh hàng rong tại KCN Bắc Đồng Phú
- ·83 cán bộ hội phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Lộc Ninh ghi nhận 115 ca sốt xuất huyết
- ·Hãy giúp đỡ một gia đình khốn khó
- ·Đồng Phú thực hiện từ thiện xã hội hơn 1,1 tỷ đồng
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Đồng Phú: Tuyên truyền, đối thoại về BHXH, BHYT