【kèo f88】Quốc tế chia rẽ về công ước chống tội phạm thông tin chung của Liên hợp quốc
Năm 2017, Nga đã đệ trình bản dự thảo đầu tiên của công ước chung với mục tiêu tạo ra các quy tắc toàn cầu trong quản lý tội phạm mạng. Tuy nhiên, sau 6 vòng đàm phán, các quốc gia hàng đầu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này.
Dự thảo công ước mới được công bố vào tháng 11/2023 đề cập đến những thách thức và mối đe dọa hiện đại trong lĩnh vực an ninh thông tin quốc tế (gồm cả tội phạm sử dụng tiền điện tử), đưa ra các yếu tố mới của tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Dự thảo cũng mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế trong các vấn đề dẫn độ và trợ giúp pháp lý trong các vụ án hình sự, bao gồm xác định, bắt giữ, tịch thu và trả lại tài sản.
Trong các cuộc đàm phán gần đây, Mỹ luôn nhấn mạnh sự khác biệt giữa các quốc gia về thuật ngữ tội phạm mạng. Trong khi Mỹ và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm coi tội phạm mạng là hành vi phạm tội trên không gian mạng và chỉ xuất hiện sau khi internet ra đời, thì Nga và Trung Quốc lại coi tội phạm mạng là hành vi phạm tội bất kỳ có liên quan đến công nghệ hoặc internet.
Điều đó dẫn tới chia rẽ lớn nhất liên quan đến công ước chung là nghĩa vụ của các nhà cung cấp internet phải cung cấp dữ liệu người dùng không chỉ ở quốc gia của họ, mà còn trên phạm vi quốc tế. Mỹ và nhiều quốc gia khác kiên quyết phản đối những yêu cầu như vậy.
Đặc biệt, các công ty công nghệ lớn và các tổ chức nhân quyền khác nhau ra sức chỉ trích công ước chung, cho rằng dự thảo hiện tại đe dọa hoạt động nghiên cứu an ninh mạng, phớt lờ nhân quyền và làm suy yếu quyền riêng tư dữ liệu ở cấp độ toàn cầu.
Mỹ hiện vẫn ra sức thúc đẩy một phiên bản công ước chung có phạm vi hẹp hơn nhiều so với dự thảo mà Liên Hợp Quốc đưa ra, yêu cầu bổ sung các biện pháp bảo vệ nhân quyền.
New Zealand và Canada thậm chí còn đề xuất một khung pháp lý mới nhằm ngăn chặn việc ‘sử dụng công ước chung để đàn áp’ và bảo vệ quyền tự do ngôn luận trực tuyến.
Ủy ban chuyên trách của Liên Hợp Quốc về vấn đề này sẽ tổ chức vòng đàm phán cuối cùng lần thứ 7 từ ngày 29/1 – 9/2/2024. Sau đó, một báo cáo sẽ được công bố và tiến hành bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc dự kiến diễn ra vào tháng 9/2024.
Cho đến nay, Công ước về tội phạm mạng có hiệu lực từ năm 2004, hay còn gọi là Công ước Budapest, là văn bản quốc tế mang tính ràng buộc duy nhất liên quan đến các hành vi tội phạm mạng.
Công ước Budapest có nội dung hẹp hơn, thường được sử dụng như văn bản tham khảo để các nước châu Âu soạn thảo dự luật về tội phạm mạng và là khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa các nước tham gia ký kết.
(theo Securitylab)
Người dùng Việt Nam phải làm gì trước nguy cơ từ vụ rò rỉ dữ liệu kỷ lục
Dữ liệu người dùng Việt Nam thuộc ứng dụng Zing được liệt kê trong vụ rò rỉ dữ liệu kỷ lục mới được phát hiện, đặt ra bài toán về việc giải quyết các nguy cơ an ninh mạng.相关文章
Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
Phiên tòa vụ “chuyến bay giải cứu” đã qua 4 ngày xét xử (từ 11-14/7) với những phần thẩm vấn đầu tiê2025-01-25Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuyển biến bắt đầu từ người học
Học sinh chủ động trong chương trình GDPT mớiTiệm cận đến người họcỞ tiết học môn hóa của học sinh s2025-01-25Triều Tiên cảnh báo Mỹ về hành động bị coi là tuyên chiến
Ảnh: RTHãng tin Yonhap và RT dẫn lời ông Kwon Jong-gun, Vụ trưởng phụ trá2025-01-25Video UAV vũ trang Nga tấn công sở chỉ huy Ukraine trong đêm
Video: 47channelVideo được trang 47channel trích dẫn từ Bộ Quốc phòng Nga cho thấy, UA2025-01-25- Một số “trợ lý ảo” trên điện thoại thông minh như Apple Siri, Microsoft Cortana và Googl2025-01-25
Cận cảnh núi lửa Merapi ở Indonesia phun trào
Các nhà chức trách Indonesia lưu ý, dòng dung nham từ miệng n&uac2025-01-25
最新评论