Truyền thông Thái Lan mới đây đã có bài viết đánh giá tầm quan trọng chuyến thăm chính thức Thái Lan sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Bài báo cho biết,áiLanmongđợichuyếnthămcủaChủtịchnướcNguyễnXuânPhúkèo chấp 1/4 nghĩa là sao Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ là nhà lãnh đạo APEC đầu tiên đến Bangkok và sẽ thăm chính thức Thái Lan từ ngày 16/11.
ThaiPBSWorld bình luận chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam đánh dấu cột mốc mới kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường. Bài báo thông tin, trong chuyến thăm chính thức Chủ tịch nước Việt Nam sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao, bao gồm các lãnh đạo bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực và toàn cầu có những thay đổi nhanh chóng, Thái Lan và Việt Nam đang tìm kiếm các cách tiếp cận và cách thức mới để tăng cường hợp tác và hữu nghị sâu sắc hơn, cả trong khuôn khổ Mekong và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bài báo điểm lại những lần gặp mặt trực tiếp gần đây giữa Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi còn trên cương vị Thủ tướng Chính phủ.
Tác giả bài báo nhấn mạnh, "chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rất được mong đợi", vì kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát các nhà lãnh đạo vẫn chưa có cơ hội gặp mặt trực tiếp.
Hai năm qua, các cơ chế song phương như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương, Nhóm tham vấn chính trị, Nhóm công tác chung về hợp tác chính trị và an ninh và Ủy ban hỗn hợp thương mại, tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận và tham vấn thông qua hình thức trực tuyến.
Là một quốc gia hạ lưu, Việt Nam là động lực phát triển chính của tiểu vùng sông Mekong, đặc biệt là Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) đang được hồi sinh, bài báo nhấn mạnh Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật những khó khăn liên quan tới sông Mekong, gồm quản lý nước, bảo tồn đa dạng sinh học, di cư và trữ lượng cá, cùng những lĩnh vực khác.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã giúp tăng cường quan hệ với các đối tác đối thoại của ASEAN để cung cấp hỗ trợ cho tiểu vùng sông Mekong.
Cụ thể, Mỹ đã tăng cường hỗ trợ với tiểu vùng, thực hiện thành công Sáng kiến Hạ nguồn Mekong và hai bên đã khởi động Quan hệ Đối tác Mekong-Mỹ năng động hơn. Mỹ đã đưa kế hoạch phát triển sông Mekong trở thành một phần quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Về quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan, bài báo cho biết trong những năm qua, hợp tác giữa hai nước đã phát triển rất tích cực ở nhiều mặt.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Thái Lan và thứ 2 sau Malaysia trong ASEAN. Năm 2021, kim ngạch song phương đạt 19,4 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm trước, với thặng dư thương mại là 5,6 tỷ USD.
Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam hiện đứng thứ 8, với tổng số 644 dự án trị giá hơn 13 tỷ USD. Trong số các thành viên ASEAN, Thái Lan đứng thứ hai sau Singapore.
Về hợp tác an ninh quốc phòng, lực lượng hải quân của cả hai nước tiến hành giám sát bờ biển chung hai lần một năm. Các quan chức quốc phòng các cấp hai nước cũng tổ chức các cuộc hội đàm song phương thường xuyên.
Tác giả nhấn mạnh đến tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, do sự phổ biến của các điểm đến Thái Lan đối với du khách Việt Nam.
6 tháng đầu năm nay, ít nhất 70.000 người Việt Nam đã đến Thái Lan. Trước khi bùng phát Covid-19, có 288 chuyến bay hàng tuần giữa hai nước, với khả năng chuyên chở gần 4.839 hành khách mỗi ngày, tương đương 50.970 hành khách mỗi tuần.
Về giao lưu nhân dân, Thái Lan và Việt Nam đã thiết lập 14 cặp thành phố kết nghĩa, chỉ đứng sau Trung Quốc với tổng số 42 cặp.