VHO- Luật Bình đẳng giới (BĐG) ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan,ămtriểnkhaiLuậtBìnhđằnggiớiNhậnthứcthayđổitrongmỗigiađìkết quả bóng la liga đơn vị, tổ chức và cá nhân triển khai các biện pháp nhằm tăng cường vai trò, sự tham gia của cả nam và nữ trong quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, sau 10 năm đi vào cuộc sống Luật vẫn còn những tồn tại, vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ.
Toàn cảnh Hội nghị Ảnh: ĐẶNG DŨNG
Đây là nhận định được Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Nguyễn Thị Hà nêu ra tại hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật BĐG được tổ chức ngày 16.10 tại Hà Nội.
Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội đạt 27,1%
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, đến nay tỷ lệ nữ tham gia chính trị tại tất cả các cấp đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ nữ Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên BCH TW Đảng tăng trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp. Lần đầu tiên có nữ Chủ tịch Quốc hội và có 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội và HĐND đều tăng so với nhiệm kỳ 2007 - 2011. Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội đạt 27,1%, cao hơn mức trung bình 23,4% toàn cầu và 18,6% của châu Á. Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ tăng từ 4% năm 2009 lên 27,8% năm 2017 (trong đó tại thành thị là 33,2% và tại nông thôn là 20,1%), cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 19/54 trong bảng chỉ số xếp hạng Chỉ số nữ doanh nhân và xếp thứ 7/54 trong số các nước có nhiều chủ doanh nghiệp là nữ.
Đặc biệt, vấn đề BĐG trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, hoạt động nâng cao năng lực cho các cơ quan thông tin đại chúng được các cơ quan chức năng chú trọng triển khai. Chẳng hạn Luật Quảng cáo đã quy định nghiêm cấm các hoạt động quảng cáo có định kiến về giới; tăng thời lượng truyền thông về các chương trình, chuyên mục giáo dục về BĐG. Từ đó, hình ảnh người phụ nữ tự tin vươn lên, khẳng định mình trong công việc xuất hiện ngày càng nhiều, bên cạnh đó là nam giới chia sẻ công việc gia đình. Nổi bật là các nữ vận động viên thành tích cao có xu hướng tăng, luôn chiếm 38% - 46% thành phần đoàn thể thao dự các giải thi đấu quốc tế, giành 40%- 60% HCV trong các kỳ SEA Games và ASIAD. Tuy nhiên, sự tham gia của truyền thông về BĐG vẫn còn hạn chế; tỷ lệ nữ vận động viên cấp kiện tướng có xu hướng tăng không bền vững...
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hà cũng đưa ra những bât cập trong quá trình thực hiện Luật BĐG như các quy định trong Luật còn chung chung, mang tính định hướng, khó triển khai trong thực tiễn. Ngoài ra, chưa có sự thống nhất giữa Luật BĐG và các luật chuyên ngành; việc thực hiện các quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới chưa được đầu tư thỏa đáng. Mặt khác, việc thực hiện Luật BĐG ở các bộ, ngành, địa phương chưa đồng đều, chưa có nhiều mô hình, cách thức triển khai đặc thù, hiệu quả.
Cần có bước đột phá
Khẳng định những kết quả đã đạt được sau 10 năm triển khai Luật BĐG, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, dù chưa thoả mãn nhưng có một sự thay đổi quan trọng là nhận thức của đàn ông đối với phụ nữ và trẻ em gái đã thay đổi, nó hiện hữu trong từng gia đình. Luật Bình đẳng giới cùng với những luật khác, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành xây dựng tương đối đồng bộ các cơ sở pháp lý, từng bước đưa vấn đề giới vào cuộc sống. Đồng thời, từng bước tăng cường thực thi trách nhiệm của mình, chưa thỏa mãn nhưng khách quan cũng đạt được nhiều kết quả. “Năm 1999, tôi được cử đi nghiên cứu vấn đề thực hiện BĐG tại Thụy Điển. Ở đó, 34% phụ nữ là đại biểu Quốc hội, bầu 3 người ít nhất 1 người là nữ. Tôi mơ ước ở Việt Nam khi phụ nữ sinh con, người chồng bị bắt buộc nghỉ để chăm vợ con, nếu họ đi làm thì cũng không được hưởng lương. Đến nay, Luật ra đời, chúng ta cũng đã thực hiện, điều đó là đáng mừng”, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH chia sẻ.
Cũng theo ông Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhận thức bình đẳng giới không phải ngày một, ngày hai là thay đổi được, bởi vậy trong thời gian tới cần có những bước đột phá, thúc đẩy nhận thức trao quyền năng cho phụ nữ, nhất là quyền tham gia vào chính trị. Quy định rõ phụ nữ bắt buộc phải tham gia cấp ủy, vào HĐND, nơi nào chưa bầu được nhân sự thì phải để trống. Tuy nhiên, để làm được điều này, công tác chuẩn bị rất quan trọng, phải xây dựng kế hoạch bài bản.
THẢO LAM
Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) thực hiện