【bảng xếp hạng c3 mới nhất】Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2010
Nâng cao vai trò lãnh đạo
Giai đoạn 2010-2015, tình hình trong nước cũng như quốc tế nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Trước bối cảnh đó, Quốc hội, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính phải luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phấn đấu kết quả năm sau cao hơn năm trước. Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương và Nghị quyết Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng uỷ Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Ban Cán sự và lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, cụ thể hóa và triển khai tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Bộ Tài chính.
Đảng ủy Bộ Tài chính và các cấp ủy Đảng đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm, cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ vào thực tiễn công tác của từng cơ quan, đơn vị; tích cực vận động cán bộ, đảng viên trong Ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Nhiều giải pháp kinh tế - tài chính đã được hoạch định, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Nhờ đó, đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ tài chính - ngân sách mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao.
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ Bộ Tài chính luôn xác định, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao cần phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và muốn vậy phải xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh. Công tác xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, rèn luyện đội ngũ đảng viên luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm thực hiện.
Trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Đảng ủy Bộ Tài chính và các cấp ủy trực thuộc đã thực sự chủ động nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời các bức xúc của dư luận; củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; quán triệt, triển khai và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của cấp ủy các cấp đến cán bộ, đảng viên; đã tổ chức nhiều đợt học tập chính trị sâu rộng trong từng cấp ủy Đảng.
Đặc biệt, Đảng ủy Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai nghiên cứu, học tập và khắc phục những tồn tại, hạn chế sau kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; lấy mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tích cực đấu tranh phê bình và tự phê bình của cán bộ, đảng viên làm nền tảng cho việc xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Trong nhiệm kỳ qua, đội ngũ đảng viên của Đảng bộ đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Toàn Đảng bộ đã kết nạp được 1.329 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ lên 3.953 người. Trong đó, 3.109 đảng viên có trình độ đại học và cao đẳng; 683 đảng viên có trình độ có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; 14 đảng viên được phong chức danh giáo sư, phó giáo sư; 147 đảng viên có trình độ công nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, trung học chuyên nghiệp.
Thắng lợi toàn diện nhiệm vụ chính trị
Mục tiêu đã được xác định trong nhiệm kỳ qua là thực hiện nhiệm vụ chính trị làm trọng tâm, công tác xây dựng Đảng là then chốt, đề cao vai trò trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên ở mọi lúc, mọi nơi. Trong lãnh đạo, Ban Chấp hành Đảng bộ đã phối hợp chặt chẽ với Lãnh đạo Bộ và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phát huy trí tuệ tập thể, chủ động sáng tạo đề ra nhiều chủ trương, biện pháp sát với thực tế, tình hình cơ quan, đơn vị nhằm phát huy tối đa năng lực thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên và đã giành được các kết quả rất đáng ghi nhận trên mọi lĩnh vực của ngành Tài chính.
Nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực ngân sách, thuế, dự trữ quốc gia, hải quan, giá, tài sản công, tài chính đất đai, bảo hiểm, chứng khoán… được rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo động viên hợp lý các nguồn lực. Hàng năm, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị trong Ngành chủ động, tích cực triển khai thực hiện các giải pháp; phấn đấu quyết liệt để đảm bảo hoàn thành, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách. So với giai đoạn 2006-2010, tổng thu NSNN giai đoạn 2011-2015 tăng gấp 1,9 lần; số thu thuế và phí tăng gấp 2 lần. Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân đạt khoảng 22-23% GDP (mục tiêu 23-24% GDP).
Bên cạnh đó, công tác tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội được triển khai tích cực, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt khoảng 31% GDP, gấp 1,8 lần, giai đoạn 2006-2010. Việc phân bổ các nguồn lực được thực hiện có hiệu quả, tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi NSNN; góp phần thực hiện quá trình tái cơ cấu đầu tư công theo định hướng đề ra. Tổng chi NSNN giai đoạn 2011-2015 đạt mức bình quân 27,78% GDP. Cơ cấu chi chuyển dịch theo hướng tăng chi cho con người.
Hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được tăng cường góp phần nâng cao kỷ luật tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia được đảm bảo trong phạm vi cho phép, thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, đảm bảo uy tín và các cam kết của Chính phủ. Dự kiến đến cuối năm 2015, dư nợ công ở mức 62,3% GDP và sẽ giảm dần vào các năm sau đó.
Quá trình sắp xếp, tái cơ cấu, đổi mới các DNNN đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN có nhiều chuyển biến. Sau gần 3 năm triển khai Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015”, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của 20/20 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt 70 đề án. Giai đoạn 2011-2014 tiếp tục sắp xếp 347 DNNN. Vốn Nhà nước đầu tư vào DNNN cơ bản được bảo toàn, phát triển.
Thị trường tài chính, bảo hiểm, dịch vụ tài chính tiếp tục phát triển ổn định, quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính, bảo hiểm được thực hiện đồng bộ, đảm bảo tiến độ đề ra. Mức vốn hóa thị trường so với GDP tiếp tục xu thế tăng trong giai đoạn 2011 đến nay và đạt khoảng 31,48% vào năm 2014 (tương đương 57 tỷ USD, tăng gấp 2 lần cuối năm 2010). Dư nợ thị trường trái phiếu tăng gấp 2,19 lần năm 2010. Từ năm 2011, quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt khoảng 806 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm cũng tăng trung bình 15,6%/năm.
Vấn đề cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường, trong đó đã xây dựng và vận hành có kết quả một số hệ thống công nghệ thông tin lớn như TABMIS, VNACCS/VCIS. Chỉ số cải cách hành chính có sự cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 8/19 bộ, ngành năm 2012 đã lên vị trí thứ 4/19 bộ, ngành năm 2013.
Công tác quản lý Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước đã không ngừng được hiện đại hoá; cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan được quyết liệt đẩy mạnh thực hiện. Theo đó, đã rà soát, hệ thống hoá 645 thủ tục hành chính thuế, hải quan (thuế nội địa 421 thủ tục; hải quan 224 thủ tục); rút ngắn 54% số giờ nộp thuế (số giờ nộp thuế, không bao gồm làm thủ tục bảo hiểm xã hội, đã giảm 370 giờ từ 537 giờ/năm xuống còn khoảng 167 giờ/năm); giảm thời gian làm thủ tục hải quan. Cho đến nay, khoảng 95% số DN đã thực hiện khai thuế điện tử, đồng thời đã thí điểm thực hiện nộp thuế điện tử ở 18 địa phương; 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc đã triển khai áp dụng thủ tục hải quan điện tử.
Trong gần 5 năm qua, bằng những việc làm thiết thực, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã xây dựng được niềm tin từ cán bộ, đảng viên và quần chúng. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính đề ra trong nhiệm kỳ 2015-2020.
Phát huy truyền thống 70 năm ngành Tài chính Việt Nam, đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, hội nhập và phát triển; nâng cao năng lực lãnh đạo, vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành Tài chính giai đoạn 2015-2020, trong đó tập trung xây dựng và thực hiện hệ thống thể chế tài chính đồng bộ, nhất quán; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả theo các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước; cơ cấu lại NSNN hợp lý, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về bảo đảm an sinh xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. (Trích dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính lần thứ 24, nhiệm kỳ 2015-2020). |