“ÔNG HỔ” TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN BÌNH PHƯỚC
BP - Tín ngưỡng thờ thần hổ là một trong những tín ngưỡng dân gian của người dân đến khai hoang,ưỡngthờcuacutengthầnhổởBigravenhPhướlịch bóng đá tuần này định cư trên vùng đất Bình Phước còn lưu giữ đến ngày nay. Theo truyền thuyết xưa được nhân dân kể lại, những năm trước 1870 trong các làng xã ở Bình Phước hội đồng kỳ mục chỉ được cử đến chức hương chủ, còn chức hương cả là chức vụ cao nhất đứng đầu của làng phải dành cho hổ. Đến những năm 1870-1880 tập tục này không còn duy trì. Ngày nay, tại nhiều đền, đình, miếu ở Bình Phước thờ thần hổ hay còn gọi là Ông Cả Cọp được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, điển hình nhất thường được dựng trước cửa vào gian chính điện theo quan niệm phong thủy, vừa che chắn những điều không hay vừa tạo sự kín đáo cho công trình phía trong, cũng có khi bức bình phong này được đặt trước sân. Một số nơi còn lập riêng miếu nhỏ với hoa văn trang trí, đặt bát hương và bài vị ghi “Sơn Quân chi thần”, “Lý Nhị đại tướng quân”, “Sơn Lâm Hổ Lang chi thần”, “Hổ đồng Hương chi thần”, “mãnh hổ đại tướng quân”, “Ngũ hổ đại tướng quân”. Điều này được thể hiện rõ nhất ở thị xã Bình Long như: đền Bà Chúa hay còn gọi là miếu Ông Hổ (phường Phú Đức), đình Tân Lập Phú (phường Phú Thịnh); đền Trần Hưng Đạo (xã Thanh Phú); đền Đức Thánh Trần (phường Hưng Chiến); ở Bù Đăng có đình Thần Hoàng (thị trấn Đức Phong); ở Hớn Quản có đình Tân Khai (xã Tân Khai) và đền thờ Trần Hưng Đạo (xã Tân Lợi); ở thị xã Đồng Xoài có đền Trần Hưng Đạo (phường Tân Phú), huyện Chơn Thành có đình thần Hưng Long.