当前位置:首页 > World Cup

【kết quả vô địch quốc gia na uy】Triển khai cao tốc mất cân đối, khó huy động dự án BOT giao thông

Chính phủ đề xuất đầu tư 3 dự án cao tốc với tổng vốn hơn 84.000 tỷ đồng
Từ 1/6 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ áp dụng thu phí tự động không dừng
Những tuyến cao tốc nào sẽ thu phí tự động không dừng từ quý 3?ểnkhaicaotốcmấtcânđốikhóhuyđộngdựánBOTgiaothôkết quả vô địch quốc gia na uy
Triển khai cao tốc mất cân đối, khó huy động dự án BOT giao thông
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn. Ảnh: quochoi.vn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 9/6 về nhóm vấn đề giao thông, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) đề cập đến các tuyến đường bộ cao tốc phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền. Cụ thể, các vùng kinh tế động lực như Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, vùng có vị trí chính trị quan trọng như Tây Nguyên, Tây Bắc nhưng chưa được đầu tư đường bộ cao tốc tương xứng.

“Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp và tiến độ khắc phục tình trạng này?”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.

Trong khi đó, đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang) cho biết: thời gian qua trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực từ xã hội hóa, trong đó có hình thức BOT là hướng đi đúng đắn để đầu tư cho giao thông, qua đó góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống giao thông của Việt Nam.

Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, các dự án BOT giao thông mới ngày càng vắng bóng, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông hiện nay lại rất lớn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết khó khăn, bất cập lớn nhất trong thu hút triển khai các dự án BOT giao thông hiện nay là gì và những giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: về việc triển khai thực hiện các tuyến đường cao tốc đang còn mất cân đối giữa các vùng, miền, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan đang tập trung triển khai quyết liệt các dự án, công trình giao thông trọng điểm.

Cụ thể như: dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM…

“Tuy nhiên, đúng như một số đại biểu đã chỉ ra, trong danh sách bổ sung các tuyến cao tốc vào quy hoạch, khu vực phía bắc vẫn được ưu tiên với chiều dài chiếm gần 2/3, còn lại là khu vực phía nam và miền Trung, Tây nguyên”, “tư lệnh” ngành giao thông vận tải nói.

Để khắc phục tình tình trạng “lệch pha” trong đầu tư cao tốc hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: vừa qua một số tuyến cao tốc phía Nam đã được phê duyệt, mạng lưới đường bộ cao tốc trong quy hoạch đã được đánh giá, cân đối kỹ lưỡng về điều kiện khu vực, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế giữa các vùng, miền.

Triển khai cao tốc mất cân đối, khó huy động dự án BOT giao thông
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 9/6. Ảnh: quochoi.vn

Hy vọng với các quy hoạch điều chỉnh, mạng lưới đường bộ cao tốc tại khu vực miền Trung, ĐBSCL sẽ hoàn thiện hơn, nâng cao tính hấp dẫn khi thu hút đầu tư các tỉnh, thành trong khu vực….

Ông Nguyễn Văn Thể cũng nhấn mạnh: “Các dự án trọng điểm quốc gia đều mang tính liên vùng và trọng điểm của các địa phương. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ. Ban chỉ đạo đã tổ chức họp định kỳ hàng tháng và trực tiếp kiểm tra công trường để kiểm điểm tiến độ, chất lượng và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án”.

Về việc huy đông thực hiện các dự án BOT, ông Nguyễn Văn Thể cho biết, năm 2015 rất nhiều dự án BOT được thực hiện một cách sôi nổi. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.

“Việc làm tuyến đường mới tốn nhiều chi phí, thu phí BOT lại thấp. Do đó vấn đề huy động thực hiện các dự án BOT đang gặp khó khăn. Ngoài ra, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư hiện nay chưa thực sự hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải. Bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ để có hướng giải quyết thỏa đáng, khả thi, đưa ra các giải pháp điều chỉnh thể chế, tạo cơ chế tốt hơn”, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nói.

分享到: