【kèo rung】Ngành Hải quan: Đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách

作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 16:31:58 评论数:
Thu ngân sách nhà nước đạt 13% dự toán trong tháng đầu năm 2022
TPHCM: Thu ngân sách từ dầu thô tăng gần 80%
Thu ngân sách nhà nước tháng đầu năm ước đạt 183,ànhHảiquanĐồngbộquyếtliệtcácgiảipháptrongtriểnkhainhiệmvụthungânsákèo rung5 nghìn tỷ đồng

Năm 2022, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu là 352.000 tỷ đồng. Dự toán năm 2022 được xây dựng trên cơ sở số liệu kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP 6-6,5%; giá dầu thô 60 USD/thùng; kim ngạch xuất khẩu có thuế tăng 8,1%, kim ngạch nhập khẩu có thuế tăng 6,6%, trong điều kiện tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách năm 2022 tăng 5% so với dự toán.

Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm các nhiệm vụ cơ bản.

Hải quan TpHCM ảnh T.H
Công chức Hải quan TP HCM kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.Hòa

Trong đó, các đơn vị cần triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ, xây dựng và triển khai quyết liệt, đồng bộ kế hoạch hành động công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2022; Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, tiếp tục triển khai Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; thường xuyên đồng hành, giải đáp, tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế... cho cộng đồng doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan.

Tổng cục trưởng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức nâng cao nhận thức, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác cải cách, hiện đại hóa gắn liền với nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong quá trình thực thi công vụ; xác định việc nâng cao xếp hạng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về cải cách, hiện đại hóa hải quan. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tổng thể về thủ tục hải quan, quy trình nghiệp vụ chuyên sâu, mô hình Hải quan thông minh, Hải quan số với mức độ tự động hóa cao, ứng dụng thành tựu công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, đảm bảo tương thích, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế cũng như yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Tập trung nguồn lực xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin mới, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Các đơn vị triển khai Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Thực hiện cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng cắt giảm phù hợp danh mục hàng hóa nhóm 2; áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa; thay đổi phương pháp quản lý từ việc kiểm tra từng lô hàng sang kiểm tra theo mặt hàng (trừ hàng hóa thuộc diện kiểm dịch, giống cây trồng).

Ngoài ra, tăng cường chống thất thu qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2022 đồng thời không để phát sinh nợ mới trong năm 2022 qua công tác thanh tra, kiểm tra... theo đó, tập trung nguồn lực triển khai đồng bộ các giải pháp.

最近更新