【kèo giải ngoại hạng anh】Chứng khoán Việt phục hồi ngược chiều thế giới: Liệu có quá lạc quan?

ckThị trường Chứng khoán Việt Nam 'chiến thắng' các thị trường quan trọng khác: DJA giảm 0,ứngkhoánViệtphụchồingượcchiềuthếgiớiLiệucóquálạkèo giải ngoại hạng anh69% trong tuần, S&P 500 giảm 0,76%, Nikkei 225 giảm 0,44%, Shanghai giảm 1,94%, Hangseng giảm 2,11%, Singapore giảm 2,08%.

Đó là các thị trường có liên quan mật thiết tới căng thẳng thương mại đang diễn ra, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, Mỹ và Singapore. VN-Index lại có tuần tăng mạnh nhất 12 tuần cho thấy quan điểm khá lạc quan về cuộc chiến thương mại.

Phản ứng lạc quan quá sớm?

Ngay sau khi Mỹ chính thức đánh thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc và đàm phán đổ vỡ, đã xuất hiện khá nhiều phân tích cho rằng Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn. Thị trường chứng khoán tuần qua cũng phần nào phản ánh quan điểm này.

Có thể thấy suy luận của các nhà đầu tư bị chi phối khá nhiều bởi các phân tích nói trên. Biểu hiện rõ nhất là nhóm cổ phiếu thuộc lĩnh vực “được cho là hưởng lợi” như cổ phiếu của các khu công nghiệp. Nếu dòng vốn nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam thì điều đầu tiên cần chính là mặt bằng sản xuất. Cổ phiếu của các khu công nghệ đồng loạt tăng mạnh: ITA tăng 8,5% trong vòng 6 phiên trước khi điều chỉnh 2 ngày cuối tuần; KBC tăng 5,2%, SZL tăng 11,2%, LHG tăng 10%...

Việc Việt Nam nói chung và các công ty niêm yết nói riêng hưởng lợi đến mức nào từ cuộc chiến thương mại là vấn đề còn tranh luận nhiều, vì đây không chỉ là câu chuyện phân tích trên lý thuyết. Doanh nghiệp có biến cơ hội thành con số lợi nhuận hay không mới là điều quan trọng. Lấy ví dụ như cổ phiếu các khu công nghiệp tăng giá đơn giản vì suy luận khả năng cho thuê mặt bằng sẽ làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, liệu đã có doanh nghiệp nước ngoài nào tới đặt vấn đề thuê chưa và khu công nghiệp đó còn mặt bằng sẵn để cho thuê không thì chưa thấy tính đến.

Ngay yếu tố tranh thủ giành thị trường cũng là vấn đề rất riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trên sàn không giống với các lĩnh vực chung chung như phân tích trên lý thuyết. Lấy ví dụ dệt may, hiện chủ đạo là gia công theo đơn hàng thì điều chờ đợi duy nhất là phía đối tác tăng nhu cầu. Tuy nhiên, phân khúc dệt may màu mỡ nhất tại Trung Quốc lại cao cấp hơn nhiều những gì dệt may trong nước đang thực hiện. Nếu doanh nghiệp Mỹ chuyển đơn hàng thì cũng chỉ là dạng “quần đùi”, “sơ-mi”, còn các thương hiệu cao cấp không đơn giản muốn thay đổi là được.

Về tổng thể, lợi ích cũng như thiệt hại từ tác động của cuộc chiến thương mại cần nhiều thời gian để cảm nhận hơn là vài dòng phân tích trong những trang báo cáo. Cuộc chiến vẫn còn chưa ngã ngũ nên việc dịch chuyển sản xuất cũng chưa thể xảy ra ngay lập tức. Thị trường chứng khoán phản ứng ngược với thế giới mặt tích cực là thể hiện niềm tin mãnh liệt vào cơ hội, nhưng ngược lại, cũng là một dạng lạc quan quá mức, trong khi cả thế giới vẫn đang lo sợ về nguy cơ giảm tăng trưởng ở các khu vực quan trọng nhất như EU, Trung Quốc, Mỹ - và đó cũng là các thị trường xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc nhiều nhất.

Vốn ngoại rút ròng – kỳ vọng chỉ mang tính thời điểm

Hai tuần đầu tháng 5 thị trường bất ngờ chứng kiến quy mô thoái vốn lớn của khối nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù chưa có thông tin gì về việc dòng vốn đó đơn giản là cơ cấu danh mục hay rút thật, nhưng áp lực bán ròng là đáng kể.

Từ đầu tháng 5, ngoài 2 phiên giao dịch đầu tiên, cả 10 phiên còn lại nhà đầu tư đều bán ròng. Trong 10 phiên này khối ngoại đã bán ròng 1.525,7 tỷ đồng trên cả 3 sàn là HSX, HNX và UpCom. Riêng trong tuần qua, mức bán ròng lên tới 919,6 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường Việt Nam đúng vào thời điểm căng thẳng thương mại leo thang lên nấc mới và các quỹ cổ phiếu tại các thị trường mới nổi cũng bị rút vốn hàng chục tỷ USD. Đây có thể là sự trùng hợp nhưng cũng có thể đã xuất hiện hoạt động rút vốn ở mức độ nhất định. Quỹ ETF V.N.M đầu tư tại Việt Nam bị rút ròng 4,93 triệu USD chỉ trong hai ngày 7-8/5.

Việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ - giảm khoảng 2,7% từ đầu tháng 5 - đã khiến dòng vốn ngoại rút mạnh khỏi thị trường này. Trong nước tỷ giá tăng do đồng USD thế giới cũng tăng. Các hệ quả xấu từ chiến tranh thương mại leo thang đã tác động sớm hơn trên các thị trường tài chính.

Các thị trường chứng khoán trên thế giới đều có diễn biến phục hồi cuối tuần qua trên cơ sở kỳ vọng vào cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ được nối lại và kết quả sẽ có vào cuối tháng 6 khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh tại Nhật. Tuy nhiên lúc này thông tin rất hỗn loạn, chẳng hạn mới nhất lại có thông tin Trung Quốc không muốn đàm phán chừng nào các “đòi hỏi quá đáng” được dỡ bỏ, nhất là sau khi Mỹ tăng trừng phạt Huawei.

Khả năng đi ngược dòng thế giới của thị trường Việt Nam chủ đạo dựa trên mức tăng giá của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. 10 cổ phiếu lớn nhất – chiếm 58,1% vốn hóa toàn thị trường - hoàn toàn có khả năng đảo ngược chỉ số VN-Index. Vấn đề lớn hơn ở diễn biến chỉ số là sự đồng thuận chung. Tăng giảm vài phiên, thậm chí vài tuần cũng không có nghĩa là thị trường đang phản ánh một xu thế dài hạn./.

Trọng Nghĩa

La liga
上一篇:Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
下一篇:Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ