【uk88 top】Đằng sau chuyện giáo viên không muốn làm cán bộ quản lý
Không thích làm chuyên viên
“Nếu được quy hoạch làm cán bộ quản lý (CBQL) trường học thì giáo viên nào cũng phấn đấu. Nhưng điều động CBQL,Đằngsauchuyệngiáoviênkhôngmuốnlàmcánbộquảnlýuk88 top giáo viên lên làm công tác tại phòng, cụ thể là làm chuyên viên thì không ai thích”, một CBQL giáo dục ở Phú Vang tâm sự. Quả thật, các anh rất khó khăn khi điều động không chỉ CBQL (cấp trường), mà cả giáo viên lên làm chuyên viên trên phòng. Lý do quá dễ hiểu, đang làm hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên đứng lớp, "đùng một cái" thành chuyên viên, mất phụ cấp chức vụ, phụ cấp đứng lớp và mất luôn phụ cấp thâm niên, lại còn không có chế độ nghỉ hè 2 tháng/năm, lương thấp khi về hưu. Cùng thời gian công tác như nhau nhưng lãnh đạo và chuyên viên phòng GD & ĐT hưởng lương hưu (bình quân hiện nay) chỉ từ 4,2 đến 4,5 triệu đồng/tháng, trong khi đó nếu là CBQL ở trường thì lương khoảng 7 triệu đồng/tháng… nên cũng là điều dễ hiểu khi nhiều người không muốn “quy hoạch” để làm chuyên viên.
Công tác quy hoạch trong giáo dục có “hai luồng”. Một là, quy hoạch để làm CBQL cấp trường như hiệu trưởng, hiệu phó; cấp trưởng, phó phòng; hai là tổ trưởng bộ môn, chuyên viên bộ môn, chuyên viên phòng ban. Nhưng con đường phấn đấu thì chỉ có một, phải từ giáo viên giỏi, tổ trưởng bộ môn đi lên… và nhiều giáo viên “nghiệm" ra rằng làm CBQL có rất ít cơ hội, còn chuyên viên thì lại quá khổ nên... từ chối phấn đấu. Còn đã là CBQL cấp trường thì lại càng không ai muốn lên các “đơn vị đầu não” ở các huyện, thị xã, thành phố và cả sở… làm chuyên viên, thậm chí làm trưởng, phó phòng ban.
Thầy giáo Nguyễn Văn Thuận, Phó Trưởng phòng GD & ĐT Phú Vang trong một lần trò chuyện cho biết, ở Phú Vang, không hề dễ trong việc tìm chọn những nhà giáo từ cơ sở lên phòng làm chuyên viên, khi công việc ở phòng như nuôi con mọn, những người làm chuyên viên không chỉ làm việc ở phòng mà phải bám cơ sở. Ngoài giỏi chuyên môn, những người này cũng cần tố chất lãnh đạo khi là chuyên viên bộ môn cho một huyện, hoặc cả tỉnh. Có giỏi chuyên môn mới chỉ đạo các chuyên đề kế hoạch của một môn học, ngành học, bậc học…Vì thế, dù biết “cuối con đường phấn đấu” ở phòng, sở với chức danh chuyên viên, họ có thể được cơ cấu tiếp làm cán bộ quản lý cấp trường như hiệu trưởng, hiệu phó nhưng… nhưng nhiều người vẫn ngại.
Mục tiêu phấn đấu hướng về cá nhân
Ông Trương Văn Đới, Trưởng phòng GD & ĐT Hương Trà cho biết, giáo sinh trẻ vào ngành ai cũng rất nhiệt tình với công việc của trường, của lớp. Thực tế cho thấy, không ít người phấn đấu hoàn thành tốt không chỉ nhiệm vụ chuyên môn mà cả công tác Đoàn, Đội để được “chấm điểm”, được đi học thêm về nghiệp vụ, thi giáo viên dạy giỏi; trở thành tổ trưởng chuyên môn, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi… Nhưng sau khi đã đạt những danh hiệu như giáo viên dạy giỏi, tổ trưởng bộ môn, đào tạo được một vài lứa học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp thì thường thì các giáo viên sẽ có cơ hội thu nhập cao hơn nếu mở lớp dạy thêm.
Nhiều Ban giám hiệu phản ánh tình trạng trong trường thường có nhóm giáo viên… lười tham gia các hoạt động của trường, né tránh hoặc nhận làm nhưng theo kiểu… nghĩa vụ. Khi tìm hỏi tâm tư, nhiều người cho rằng, với họ, đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức cho học sinh và làm tốt nhiệm vụ này là mong muốn duy nhất khi chọn nghề giáo nên chỉ muốn tập trung chuyên môn.
Nhưng đằng sau những câu trả lời hết sức tròn trịa đó, rất nhiều người trong họ cho rằng tham gia các hoạt động không mang lại lợi ích kinh tế thiết thực. Họ dành nhiều thời gian cho việc dạy các lớp học ngoài trường với thu nhập cao hơn nhiều lần thu nhập từ dạy học chính khóa. Những người này luôn từ chối được đưa vào “quy hoạch” dù là làm CBQL cấp trường. Và họ chính là những “hạt sạn” của nghề giáo. Bởi một nhà giáo nếu nghiêng về lợi ích kinh tế một cách đơn thuần, chính họ đã làm lu mờ hình ảnh người thầy và “làm khó” cho tổ chức trong công tác quy hoạch cán bộ.
Tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Giám đốc sở GD&ĐT khẳng định: "Việc phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên viên tại Văn phòng sở và phòng GD & ĐT hiện nay quá khó khăn là do chế độ dành cho đối tượng này còn bất hợp lý. Họ chịu nhiều thiệt thòi về cơ chế đãi ngộ. Trong khi đó, do đặc thù công việc đây phải là những người giỏi chuyên môn… Trước thực tế này, chúng tôi đã thống nhất kiến nghị bằng văn bản lên Bộ GD & ĐT và lãnh đạo tỉnh để tìm hướng giải quyết”.
Hương Giang
相关推荐
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- Treo cổ tự sát để vợ con đỡ khổ vì mắc bệnh tâm thần
- Tai nạn hy hữu máy bay nổ lốp: 160 hành khách suýt chết
- Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 29/3/2016
- Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 3 nhóm tác nhân gây tổn thương ĐBSCL
- Nhiều cán bộ bị kỷ luật Bí thư TP.HCM nhận thiếu sót
- Kinh nghiệm trị thuỷ độc nhất và chuyến thị sát đặc biệt của Thủ tướng