您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả câu lạc bộ tây ban nha】Góp ý dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) 正文

【kết quả câu lạc bộ tây ban nha】Góp ý dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)

时间:2025-01-09 23:46:21 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Quang cảnh hội nghị đóng góp dự thảo luật.Hội nghị đóng góp dự thảo Luật kết quả câu lạc bộ tây ban nha

Quang cảnh hội nghị đóng góp dự thảo luật.

Hội nghị đóng góp dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) vừa được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức. Tại đây,ựthảoLuậtThihnhnhnhsựsửađổkết quả câu lạc bộ tây ban nha Báo Hậu Giang ghi nhận nhiều ý kiến góp ý xác đáng.

Ông Phạm Hoàng Lâm, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.

Ông Phạm Hoàng Lâm, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh

- Qua nghiên cứu, tôi cho rằng dường như toàn bộ dự thảo luật không đề cập đến quy định ủy thác thi hành án, trong khi đó tại Điều 364, Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án, khoản 1 quy định: “Chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho chánh án tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án”.

Đây được xem là một trong những bước đầu tiên để thi hành án. Song dự thảo không thể hiện rõ vấn đề này, dẫn đến quá trình áp dụng phát sinh nhiều vấn đề. Cụ thể là áp dụng ủy thác sẽ thực hiện như thế nào, trình tự ra sao? Từ đó, gây khó cho cơ quan thi hành án hình sự tại địa phương trong trường hợp có ủy thác thi hành án. Tôi đề xuất cần bổ sung quy định này vào dự thảo. 

Vấn đề thứ hai, tại Điều 38 của dự thảo về thời hạn chấp hành án phạt tù, trong đó có quy định khi cơ quan có thẩm quyền xem xét giảm thời gian chấp hành án phạt tù phải kèm theo hồ sơ tại điểm e, Điều 38 là tài liệu chứng minh người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.

Tuy nhiên, khái niệm “một phần” tại đây không được định lượng rõ như thế nào, chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với phần nghĩa vụ dân sự phải thi hành. Do đó, tôi đề nghị dự thảo nên quy định chi tiết hơn.

Ngoài ra, tại Điều 35 dự thảo quy định về xếp loại chấp hành án phạt tù, có cụm từ “Trong thời gian chấp hành án phạt tù, định kỳ tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm, phạm nhân được đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù theo các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù”, tôi thiết nghĩ nên thay thế cụm từ “thi đua chấp hành án phạt tù” bằng từ ngữ khác phù hợp hơn với ngữ cảnh.

Ông La Bảo Đang, cán bộ Trại giam Kênh 5, Cục 10, Bộ Công an.

Ông La Bảo Đang, cán bộ Trại giam Kênh 5, Cục 10, Bộ Công an

- Qua nghiên cứu dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), tôi cơ bản thống nhất cao với nội dung dự thảo, tuy nhiên theo tôi, mội số nội dung có thể điều chỉnh để phù hợp hơn.

Cụ thể, đối với quy định tại khoản 3, Điều 35 dự thảo luật quy định: “Xếp loại chấp hành án phạt tù tháng, quý, 6 tháng, một năm phải bằng văn bản, được lưu hồ sơ phạm nhân...” đề xuất nên bỏ từ “tháng”, do đối với phạm nhân mức án dài thì việc lưu văn bản xếp loại tháng của phạm nhân là chưa phù hợp. 

Về quy định liên quan đến trẻ em theo cha, mẹ đi chấp hành án, tôi cho rằng cần bổ sung vào điểm a, khoản 3, Điều 50 dự thảo về quy định trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng bố, mẹ trong trại giam “được hưởng chế độ ăn dựa trên nhu cầu thực tế của trẻ và đảm bảo dinh dưỡng”.

Bởi dự thảo quy định trẻ dưới 36 tháng tuổi là con phạm nhân ở cùng bố, mẹ trong trại giam “hưởng chế độ ăn như đối với bố, mẹ”; “ngày 1-6, Tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 2 lần ngày thường”. Nếu quy định như vậy e rằng chưa phù hợp. Vì trẻ trong độ tuổi trên cần được ăn dựa trên nhu cầu thực tế như các loại thực phẩm, sữa, trái cây… và phải đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi.

Do đó, chế độ ăn cho những trẻ thuộc diện này không thể định lượng, thành phần dinh dưỡng và quy định cụ thể trong dự thảo “như chế độ ăn của bố, mẹ” mà nên được điều chỉnh phù hợp.

Luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh.

Luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh

- Đối với quy định tại điểm đ, khoản 5, Điều 33 về quy định không đưa ra các khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam đối với phạm nhân thuộc trường hợp có tiền sử sử dụng ma túy, tôi cho rằng các trường hợp không đưa ra các khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam là những phạm nhân có tính chất nguy hiểm, để phòng ngừa các nguy cơ.

Những phạm nhân có tiền sử sử dụng ma túy về bản chất không phải lúc nào cũng là tội phạm nguy hiểm, do đó vẫn có thể giới hạn số phạm nhân được tham gia lao động bên ngoài, nhưng linh hoạt hơn với đối tượng này. Bởi nếu quy định như dự thảo thì sẽ giới hạn số phạm nhân được tham gia lao động ở ngoài khá nhiều do nhiều phạm nhân từng có tiền sử nghiện ma túy.

Về quản lý và xử lý vi phạm đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, chúng ta có thể thấy, bản chất của chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện khác với thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ. Do đó, đề xuất dự thảo luật cần quy định riêng về chế độ quản lý, giám sát người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Ngoài ra, dự thảo luật cần có quy định điều kiện tha tù trước thời hạn đối với trường hợp trong 1 năm phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án thì không được xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; bổ sung thêm quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân là người từ 18 tuổi trở lên và phạm nhân là người dưới 18 tuổi nhằm hoàn chỉnh dự thảo.

Dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) gồm 16 chương, 209 điều quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ; quyền, nghĩa vụ của người, pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp.

Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV.

 

ĐÌNH BẢO ghi nhận