Thông tin do TS Phạm Vũ Hoàng,ệtNamđóncôngdânthứtriệuvàonămu vs newcastle trực tiếp Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, cho biết tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại Việt Nam diễn ra ngày 28/11. Với quy mô hơn 99 triệu người, Việt Nam có tổng số dân đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. “Quy mô dân số lớn mang đến nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế xã hội”, ông nhận định.
Công dân thứ 90 triệu của Việt Nam chào đời ngày 1/11/2013. Từ đó đến nay, mỗi năm dân số nước ta tăng lên trung bình một triệu người.
Trong hơn một thập kỷ qua, nước ta đã duy trì mức sinh thay thế, trung bình mỗi bà mẹ có khoảng 2 con. Hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 của nước ta là gần 25 triệu, tiếp tục tăng lên 26 triệu người vào năm 2030.
Điều này kéo theo nhu cầu KHHGĐ tăng lên với các yêu cầu phong phú đa dạng về phương tiện, biện pháp và nâng cao về chất lượng. Trong khi đó, việc cung cấp dịch vụ này chưa đồng đều ở các vùng miền.
Ngoài ra, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, KHHGĐ và an toàn tình dục cho vị thành niên/thanh niên được đánh giá là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực trong bối cảnh hiện tại.
Hiện nước ta có hơn 14 triệu người thuộc nhóm dân số vị thành niên/thanh niên (10-19 tuổi), chiếm 14,4% tổng dân số. Trong đó, nữ giới là 48,3% tổng vị thành niên/thanh niên. Riêng nhóm tuổi từ 15-19 là 6,6 triệu người, chiếm 6,8% tổng dân số cả nước.
Nghị quyết số 21 của Ban chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra các chỉ tiêu tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, giảm số vị thành niên và thanh niên mang thai ngoài ý muốn và “hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ”. Về vấn đề này, TS cho hay: “Đây là nhiệm vụ rất khó khăn và quan trọng”.
Tại buổi lễ ký kết, hai bên thống nhất tăng cường truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng về KHHGĐ, đặc biệt là nhóm đối tượng vị thành niên/thanh niên, góp phần giảm mang thai ngoài ý muốn, tiến tới việc thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu về KHHGĐ được đặt ra tại Nghị quyết số 21 và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Theo kết quả Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021do Tổng cục Thống kê phối hợp thực hiện, tổng nhu cầu không được đáp ứng về KHHGĐ đối với phụ nữ hiện đã kết hôn hoặc sống chung là 10,1%, cao hơn so với 6,1% của điều tra tương tự năm 2014.
Đối với phụ nữ có quan hệ tình dục, hiện chưa kết hôn hoặc không sống chung như vợ chồng, tổng nhu cầu KHHGĐ không được đáp ứng là 40,7%, cao hơn nhiều so với phụ nữ đã kết hôn hoặc sống chung.
Việc nhu cầu không được đáp ứng về KHHGĐ sẽ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và tỷ lệ phá thai cao. Cụ thể, theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số ca phá thai (53,6%). Tỷ suất phá thai là 68 ca trên 1.000 ca sinh ra sống.