PGS.TS Phạm Văn Lực,ảotàngđượcThủtướngduyệtnămchưađượcHàNộicấpđấbaobongda 24h nguyên Phó viện trưởng viện Sinh thái, nguyên Giám đốc bảo tàng Thiên nhiên cho biết, dự án làm Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã được Thủ tướng hồi đó phê duyệt từ năm 2000, với diện tích 5 hecta.
Sơ đồ Phòng trưng bày tiến hóa sinh giới đầu tiên của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, dự kiến mở cửa đầu năm 2014. Ảnh: http://www.vnmn.ac.vn |
Lúc ấy, vị trí được duyệt thuộc xã Xuân La – Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhưng sau đó, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm hồi đó chỉ đạo, bảo tàng cần mở rộng thành 10hecta. Tuy nhiên, năm 2004, Sở Quy hoạch Kiến trúc thông báo là không bố trí được đất vị trí cũ và giới thiệu sang vị trí mới, gần với Trung tâm Hội nghị Quốc gia (khu Mễ Trì, huyện Từ Liêm).
Nhưng sau đó, lãnh đạo cấp cao lại yều cầu dừng lại. Toàn bộ đất bố trí cho bảo tàng này và bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được “sang tên” cho Trung tâm hội chợ và triển lãm quốc gia.
Bảo tàng Thiên nhiên lại được “hứa” cấp đất ở khu Đại Mỗ, với “viễn cảnh” mở rộng thành 15 hecta. Nhưng chưa đầy 2 tháng sau, Hà Nội lại thông báo đất đó đã cấp cho “chủ khác” và giới thiệu bảo tàng lên huyện Quốc Oai.
Trong quá trình dai dẳng đó, PGS.TS Phạm Văn Lực đã phải đến gặp gỡ lãnh đạo UBND TP Hà Nội (có lần, đến tận nhà riêng), lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc…nhưng vẫn không nhận được phương án thỏa đáng. Có nhiều đêm ông phải thức trắng để nghĩ cách soạn thảo văn bản cho chính tắc, để mong các cấp sớm xét duyệt đất...
Bảo tàng Thiên nhiên ở NewYork, Mỹ |
Năm 2012, Hà Nội có nhã ý chuyển bảo tàng lên địa phận của Thủ đô giáp tỉnh Hòa Bình. Lúc đó, PGS.TS Phạm Văn Lực kiên quyết từ chối, vì theo ông, bảo tàng phải được xây ở nơi giao thông thuận tiện. Nếu không, bảo tàng xây ở vị trí "hẻo lánh" chỉ “đốt tiền” Nhà nước, mà lại ít có người vào.
Vì vậy, Lãnh đạo Bảo tàng Thiên nhiên hiện rất mong muốn các cơ quan cấp cao, UBND TP Hà Nội tạo điều kiện để cấp đất, xây bảo tàng.
Khi bảo tàng được xây lên, các em học sinh sẽ được học và khám phá rất nhiều điều lý thú về thiên nhiên, động vật, cây cỏ. Từ đó, khơi dậy niềm say mê khoa học, tránh xa các tệ nạn, định hình những giá trị nhân văn trong nhân cách.
Ở nhiều nước, bảo tàng Thiên nhiên, bảo tàng KHCN là những địa điểm thu hút đông đảo thiếu nhi.
Hoàng Tuân