【bảng xếp hạng vđqg đức】Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị giãn tăng lương tối thiểu

Thể thao 2025-01-11 17:56:13 22
doanh nghiep thuy san kien nghi gian tang luong toi thieuDoanh nghiệp thủy sản kiến nghị nhiều nội dung tạo thuận lợi về kiểm dịch
doanh nghiep thuy san kien nghi gian tang luong toi thieuDoanh nghiệp thủy sản tăng tốc từ đầu năm
doanh nghiep thuy san kien nghi gian tang luong toi thieu
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H

Tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp

Từ kiến nghị của các doanh nghiệp thủy sản,ệpthủysảnkiếnnghịgiãntănglươngtốithiểbảng xếp hạng vđqg đức VASEP đã gửi công văn tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị VCCI có ý kiến chính thức với Quốc hội và Hội đồng Tiền lương Quốc gia xem xét chấp thuận đề xuất của VASEP không tăng lương tối thiểu trong năm 2020 và giãn thời gian tăng LTT từ 1 năm/lần lên 2-3 năm/lần. Lý do, mỗi lần tăng LTT, bên cạnh việc tăng chi phí, các DN còn phải mất rất nhiều công sức để tính toán, điều chỉnh các mức phí, mức trích nộp cho người lao động, gây tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí cho DN.

Theo VASEP, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 áp dụng từ tháng 1/2016, bắt đầu từ năm 2016 DN phải tham gia đóng BHXH cho người lao động theo LTT và các khoản phụ cấp khác. Đến năm 2018, DN phải đóng các khoản bảo hiểm trên tổng thu nhập. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp có số lao động hàng ngàn người và cả cơ quan BHXH khi kê khai, vì mức thu nhập của người lao động hưởng theo sản phẩm nên hàng tháng đều biến động.

Như vậy, việc tăng LTT là tăng thêm gánh nặng chi phí cho DN trong khi không làm tăng, thậm chí nhiều khi còn làm giảm thu nhập của người lao động (do giá bán sản phẩm không thể tăng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn khó khăn, đang suy giảm, nhất là từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu nên tổng quỹ lương của nhiều DN không thể tăng).

Mức LTT hiện nay đang tăng quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do các DN sẽ bị tăng chi phí và nguy cơ lao động Việt Nam mất việc ngày càng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, ngành thủy sản đang phát triển chậm lại, DN đang phải gánh chịu các chi phí quá lớn do điện tăng giá từ tháng 3/2019, giá xăng dầu luôn đứng ở mức cao.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch XK của ngành thủy sản đạt 3,19 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản thì sản phẩm chủ lực lớn nhất là tôm chỉ đạt 1,147 tỷ USD, giảm 3,7%, sản phẩm chủ lực thứ hai là cá tra đạt 790 triệu USD, cũng giảm 5,9%). Các DN thủy sản thường có số lượng công nhân lớn cho nên khi tăng LTT dù chỉ một tỷ lệ nhỏ thì chi phí của các DN cũng tăng lên đáng kể.

Việc tăng LTT với các chính sách liên quan cộng hưởng làm tăng chi phí của DN khá đáng kể, cụ thể như: Tăng lương tối thiểu vùng làm tăng chi phí tiền lương, BHXH, kinh phí công đoàn. Hơn nữa, từ năm 2018, đối tượng đóng BHXH cũng đã mở rộng hơn. Trong khi đó, ngành thủy sản thường có số lượng lao động thời vụ khá lớn (dưới 3 tháng đến 40-50%).

Với việc mở rộng đối tượng đóng BHXH (từ 1 tháng) làm tăng thêm (40-50%) số lượng tham gia BHXH bắt buộc và quỹ lương đóng BHXH của các DN thủy sản cũng phải tăng tương ứng. Việc mở rộng thu nhập làm căn cứ đóng BHXH trừ các khoản hỗ trợ, thưởng sáng kiến, ăn ca... Báo cáo tiền lương thực tế cho thấy DN thủy sản đang trả cao hơn mức LTT từ 30-50%. Vì vậy, từ năm 2018 trở đi, đóng BHXH theo thu nhập thực tế làm mức lương đóng BHXH ít nhất tăng 30%.

Như vậy, ngoài mức lương đóng BHXH tăng liên tục thì tỷ lệ đóng BHXH tăng cùng với mở rộng đối tượng làm quỹ lương đóng BHXH của DN đã tăng ít nhất 82% hay tăng 1,82 lần.

Lương tối thiểu/GDP bình quân đầu người đứng thứ 2 châu Á

Theo một số đánh giá và báo cáo có được, năm 2016, mức LTT của Việt Nam đang đứng thứ 74/101 nước được khảo sát trên thế giới, đứng thứ 17/27 nước thuộc khu vực châu Á. Tuy nhiên, nếu so sánh LTT/GDP bình quân đầu người thì tỷ lệ này của Việt Nam là khá cao, đứng thứ 9/101 nước được khảo sát trên thế giới, 2/27 nước thuộc khu vực châu Á.

So sánh với một số nước ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Theo số liệu của TCTK, GDP của Việt Nam năm 2014 đạt 2.061 USD/người/năm, năm 2015 đạt 2.200 USD/người/năm, năm 2016 đạt 2.215 USD/người/năm, chỉ cao hơn Lào, Campuchia và Myanmar trong khu vực ASEAN. Nếu so sánh tỷ lệ LTT/GDP bình quân đầu người khu vực đô thị của Việt Nam và một số quốc gia là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản thì Việt Nam với tỷ lệ là 84,7%, cao hơn rất nhiều các nước khác như Trung Quốc (51,4%), Thái Lan (53,6%), Malaysia (26,6%), Indonesia (69,1%), chỉ thấp hơn Ấn Độ (99%) và Bangladesh (92,1%).

Theo số liệu của Công ty kiểm toán KPMG, mức đóng riêng cho khoản BHXH của chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam cũng đang rất cao so với các nước trong khu vực.

Lào là quốc gia đóng mức BHXH cao nhất nhưng chưa tới 10% còn Việt Nam đóng tới 26% trong khi GDP của Việt Nam cũng chỉ tương đương với Lào, Campuchia và thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Brunei

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/688b791486.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn

Deputy PM urges resolution of issues involving projects and land resources

Defence Minister receives Chief of Malaysian Armed Forces in Hà Nội

Vietnamese Embassy prioritises citizen protection in Bangladesh

Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ

US is Việt Nam's partner of strategic importance: NA Chairman

More congratulations extended to Party chief Tô Lâm

Vietnamese top leader's visit to further consolidate political trust: Chinese Ambassador

友情链接