【lich thi đấu c2】Tái cơ cấu ngành ngân hàng: Sau “hồi sức” là hội nhập sâu

时间:2025-01-11 08:52:17来源:88Point 作者:Cúp C2

tai co cau nganh ngan hang sau hoi suc la hoi nhap sau

Giai đoạn tiếp theo của tái cơ cấu các tổ chức tín dụng là phải hướng tới mục tiêu hội nhập,áicơcấungànhngânhàngSauhồisứclàhộinhậpsâlich thi đấu c2 phát triển với quốc tế. (Ảnh: TRẦN VIỆT)

Trong giai đoạn 2016-2020, các TCTD đang hướng tới mục tiêu không chỉ hoàn thiện nốt công cuộc tái cơ cấu mà phải phát triển đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Bức tranh sáng dần

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), sau hơn 3 năm triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 254/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 254), số lượng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm 17 tổ chức thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể, rút giấy phép; tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 dự kiến sẽ ở mức dưới 3% như mục tiêu đã đề ra; môi trường kinh doanh, tài chính lành mạnh hơn, thanh khoản được thông suốt…

Đánh giá về công tác tái cơ cấu của toàn hệ thống ngân hàng, các chuyên gia tài chính- ngân hàng đều nhận định, các giải pháp về xử lý nợ xấu của NHNN hay Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cùng công tác thu mua ngân hàng yếu kém, ổn định tỷ giá, lãi suất… đã được NHNN quyết liệt thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, vận dụng sáng tạo trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Chính vì thế, trong giai đoạn tiếp theo, khi Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), các TCTD phải có sự chuẩn bị để đón đầu cơ hội hội nhập.

Theo ông Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng và Tài chính thuộc Đại học Kinh tế quốc dân, cũng như các DN sản xuất hay XK, hội nhập đặt ra cơ hội rất lớn cho hệ thống ngân hàng khi tổng số các giao dịch thanh toán, trung chuyển về vốn sẽ tăng lên trong thời gian tới. Ngay cả việc khi hội nhập, các ngân hàng nước ngoài sẽ tham gia sâu hơn vào thị trường Việt Nam cũng là tạo điều kiện cho các TCTD trong nước gia tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho rằng, khi hội nhập, các TCTD sẽ được hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và lớn mạnh trong một sân chơi công bằng và bình đẳng hơn, môi trường pháp lý sẽ được cải thiện để phù hợp với các cam kết quốc tế nên sẽ khuyến khích các luồng vốn chảy vào trong nước thông qua đầu tư nước ngoài. Mặt khác, nhờ hội nhập, các TCTD Việt Nam có cơ hội tiếp cận vốn, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý của các TCTD phát triển trên thế giới.

Hội nhập đã và đang tạo áp lực lên các TCTD từ nhiều năm nay. Các ngân hàng lớn trong nước đều đã có những hoạt động trung chuyển vốn mang tính chất quốc tế, phát triển mạng lưới, liên minh liên kết với các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài. Tiêu biểu như Vietcombank với quan hệ ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong năm 2011, Vietcombank đã trở thành NHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài.

Chính vì những nguyên nhân như trên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho hay, trong năm 2016, bên cạnh việc tiếp tục thu mua nợ xấu, VAMC phải tổ chức phân loại, đánh giá các khoản nợ đã mua để xử lý nợ xấu. VAMC cũng phải rà soát để xem xét sức khỏe của DN, DN nào có khả năng tái cơ cấu thì tái cơ cấu, DN nào có khả năng phục hồi thì xem xét miễn giảm lãi, cơ cấu nợ, điều chỉnh trả nợ cho phù hợp. Bên cạnh đó, VAMC cũng sẽ xem xét, đánh giá lại việc có thể chuyển nợ thành vốn góp.

Nhiều tồn tại cần giải quyết

Mặc dù đã có nhiều kết quả khả quan, nhưng để tái cơ cấu thực sự thành công thì còn cần một quá trình dài để NHNN cũng như các TCTD xử lý triệt để những vướng mắc. Những tồn tại này, theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, thứ nhất là tình trạng sở hữu chéo, cho vay chéo, thứ hai là nợ xấu, tuy rằng NHNN đang xử lý được nhưng lại tập trung vào vai trò của VAMC, nợ đã bán nhưng các TCTD vẫn phải chắt lọc dòng tiền cho dự phòng tài chính rủi ro.

Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc và xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn về mặt pháp lý khi nhiều điều khoản chưa thực sự phù hợp với hoàn cảnh, đặc biệt, nước ta vẫn chưa có thị trường mua bán nợ nên người tham gia mua bán nợ xấu không có nhiều ngoài các TCTD.

Về những khó khăn của các TCTD khi hội nhập, ông Nghiêm Xuân Thành cho hay, hiện mức sinh lời của các NTHM còn thấp, quy mô vốn nhỏ và hệ số an toàn vốn chưa cao. Bên cạnh đó, năng lực quản trị còn nhiều hạn chế nên hội nhập có thể làm gia tăng bất ổn cho thị trường và hệ thống tài chính. Do đó, để tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh, Nhà nước cần xác định lộ trình cho phép giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước của các NHTM xuống 51% để các ngân hàng chủ động hơn cũng như phát tín hiệu với thị trường. Bên cạnh đó, việc nới giới hạn sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài lên trên mức 30% cũng cần được cân nhắc để tạo điều kiện thu hút đầu tư trong bối cảnh nguồn lực tài chính trong nước còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, Nhà nước cần xây dựng 1-2 NHTM có tầm cỡ khu vực, làm trụ cột tăng sức cạnh tranh cho toàn hệ thống.

Cũng kiến nghị về các giải pháp để các TCTD nâng cao năng lực hội nhập, theo TS. Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP BIDV, Nhà nước cần có chính sách để tiếp tục ổn định tình hình tài chính, có định hướng và hỗ trợ hệ thống ngân hàng nhằm tận dụng cơ hội trong hội nhập. Cùng với đó, các TCTD cần xây dựng và thực hiện kế hoạch bán cổ phần cho các nhà đầu tư tài chính và các cổ đông chiến lược nước ngoài, tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết, áp dụng quản lý rủi ro theo Basel 2 đúng lộ trình.

Nhìn chung, các TCTD Việt Nam trong thời gian qua đã có những nỗ lực đáng kể để tái cơ cấu, ổn định hệ thống. Tuy nhiên, để tạo đà cho bước phát triển tiếp theo trong quá trình hội nhập, công cuộc này cần đến sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp không chỉ trong toàn hệ thống mà cần sự vào cuộc, cải thiện của các lĩnh vực kinh tế khác.

PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:

Các kết quả của tái cơ cấu các TCTD mặc dù có thể nói là hoàn thành mục tiêu nhưng chưa phải tái cơ cấu xong. Chính phủ cũng đã thẳng thắn thừa nhận tái cơ cấu là công cuộc quá khó, quá phức tạp nên cần nhiều thời gian, kết thúc giai đoạn này thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Ví dụ như xử lý nợ xấu, bước tiếp theo không còn là vấn đề tồn đọng trong ngân hàng mà phải gắn với việc xử lý DN, nếu DN cứ yếu kém thì nợ xấu vẫn còn nên phải nhìn từ 2 phía để giải quyết.

Hơn nữa, mặc dù việc “dọn dẹp” các ngân hàng yếu kém đã quyết liệt nhưng trong giai đoạn phát triển nóng, các ngân hàng bung ra quá mức, không kiểm soát được nên quá trình này vẫn phải tiếp tục. Tuy nhiên, các TCTD và NHNN cũng phải đồng thời bổ sung những yếu tố mới vì đây là quá trình để cả hệ thống ngân hàng hội nhập nên cần phải có cấu trúc mới, phải tạo được mối liên doanh, liên kết phù hợp.

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

Công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 đã làm được “2,5 việc”. Việc đầu tiên là cải tổ được hệ thống ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô. Việc thứ hai là tránh được sự đổ vỡ của toàn hệ thống bằng cách xử lý ngân hàng yếu kém. Còn một việc chỉ thực hiện được một nửa là xử lý nợ xấu, mặc dù đã làm hệ thống ngân hàng hoạt động thanh thoát hơn nhưng vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa.

Do đó, để tiến tới hội nhập, bên cạnh việc tái cơ cấu, các TCTD phải lành mạnh hóa hệ thống, đáp ứng được tiêu chuẩn thông lệ quốc tế, hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, đáp ứng được những đòi hỏi mới trong sự phát triển của đất nước.

H.Dịu (ghi)

相关内容
推荐内容