Sức ép với cổ phiếu ngân hàngDiễn biến xấu đi của các cổ phiếu ngân hàng đang là tâm điểm chú ý của thị trường. Kể từ khi xảy ra vụ việc trái phiếu Tân Hoàng Minh và yêu cầu giám sát chặt hơn dòng vốn từ ngân hàng vào kênh bất động sản,ấtthủphiênTvìcổphiếungânhàlịch bóng đá trong nước hôm nay cổ phiếu bất động sản lao dốc nhưng hệ quả đáng chú ý hơn lại là với cổ phiếu ngân hàng. Hôm nay gần như tất cả các mã ngân hàng đang giao dịch trên 3 sàn đều giảm giá, hai mã tăng là NVB và KLB đều không có vai trò gì lớn trên thị trường. Loạt mã rơi mạnh là TPB giảm 4,35%, HDB giảm 3,66%, TCB giảm 3,59%, PGB giảm 3,09%, BID giảm 2,96%, MBB giảm 2,79%... | Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Trong 10 cổ phiếu ảnh hưởng nhất, lấy đi gần 11 điểm của VN-Index thì cổ phiếu ngân hàng đóng góp BID, TCB, VPB, VCB, MBB và TPB. Có thể thấy áp lực từ cổ phiếu ngân hàng lên chỉ số là nổi bật, đặc biệt BID và TCB còn là hai mã ảnh hưởng nhất thị trường. Diễn biến giảm giá liên tục mấy ngày nay đang khiến nhiều cổ phiếu ngân hàng rơi khỏi nền giá tích lũy. Đó là một tín hiệu bất lợi. Chẳng hạn VCB, BID đã xuống dưới vùng tích lũy suốt tháng 3 vừa qua, HDB để mất ngưỡng hỗ trợ 5 tháng, STB đang thấp nhất kể từ đầu năm 2022. Đặc biệt như TCB còn để mất ngưỡng hỗ trợ 11 tháng quanh giá 47.000 đồng. TCB phiên này bị bán tháo với mức thanh khoản lên tới 18,6 triệu cổ, cao kỷ lục 5 tháng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang gặp bất lợi lớn khi nhà đầu tư rất lo lắng về câu chuyện trái phiếu bất động sản. Nhiều ngân hàng có thị phần đầu tư trái phiếu lớn bị xem là rủi ro nhất khi hụt đi nguồn thu lớn. Với các động thái kiểm soát chặt chẽ hơn, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Thậm chí ngay như số liệu tháng 3 vừa qua đã cho thấy khối lượng trái phiếu mới giảm tới 85% so với cùng kỳ. Mặt khác, việc tài trợ vốn cho lĩnh vực bất động sản thông qua trái phiếu bùng nổ thời gian qua đem lại lợi nhuận tốt cho các ngân hàng. Bất động sản dù sao vẫn là kênh hút tín dụng chính. Nếu kênh này bị siết lại, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm, lợi nhuận ngân hàng có thể bị ảnh hưởng. Đây là mới điều các nhà đầu tư lo ngại sẽ thay đổi yếu tố cơ bản của cổ phiếu ngân hàng, chứ không phải vụ việc liên quan đến trái phiếu Tân Hoàng Minh. Ngưỡng hỗ trợ có giữ vững?Trên cả HoSE lẫn HNX hôm nay cứ 1 cổ phiếu giảm giá chỉ có 0,5 cổ phiếu tăng giá, tức là số mã giảm giá nhiều gấp 2,2 lần số tăng. Cùng với việc nhóm blue-chips giảm đồng loạt tác động lên điểm số, thì việc nhà đầu tư xả hàng bắt đáy cũng là một sức ép đáng kể. Hôm nay lượng hàng bắt đáy đầu tuần về, không nhiều mã có lãi và đó là một tín hiệu xấu. Các giao dịch ngắn hạn thường chú trọng đến việc có lợi nhuận nhanh, nghĩa là phải chọn được cổ phiếu khỏe. Nếu cổ phiếu tăng ít, tức là yếu và rủi ro là rất cao. Do đó nhà đầu cơ sẽ quyết định dứt khoát, thay vì chờ giá lên cao thêm. Một lý do nữa để các nhà đầu cơ muốn bán ra là khả năng VN-Index sẽ bị ép rất mạnh khi quá nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá. Dù chỉ số không đại diện cho toàn thị trường được, nhưng nếu VN-Index để mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng, tâm lý nhà đầu tư có thể thay đổi. Chỉ số này đầu tuần đã có phản ứng đầu tiên với mức hỗ trợ, quay đầu phục hồi, nhưng biên độ hai phiên cuối tuần rất yếu. Thanh khoản ở những phiên tăng lại giảm mạnh. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư chỉ chú trọng bắt đáy giá thấp thay vì đuổi giá lên. Để mất 13,56 điểm hôm nay, VN-Index lại rơi về sát đáy đầu tuần, chỉ cao hơn khoảng 3,3 điểm. Rủi ro bị thủng ngưỡng hỗ trợ là vẫn còn, vì lúc này đà lao dốc của cổ phiếu ngân hàng khá mạnh. Ngoài ra những mã lớn như VHM, HPG cũng đang có nguy cơ điều chỉnh thêm chút nữa mới tới ngưỡng hỗ trợ cứng. Nói chung cơ hội để thị trường trụ lại, phát tín hiệu về một vùng hỗ trợ an toàn là vẫn còn, nhưng chưa có nhiều tín hiệu đảm bảo. HSX | HNX | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | 20.831 đồng (+21%) | 639,7 triệu (+28%) | 2.129 tỷ đồng (+26%) | 69,3 triệu (+23%) |
|