88Point88Point

【kqbđ laliga】Bác sĩ vẫn là người quyết định cuối cùng

Xét nghiệm kiểm tra các chỉ số về máu liên quan đến các bệnh ung thư tại khoa Sinh hóa,ácsĩvẫnlàngườiquyếtđịnhcuốicùkqbđ laliga BV Trung ương Huế. Ảnh: Minh Văn

Liên thông kết quả xét nghiệm là chủ trương lớn, xin ông thông tin cụ thể hơn về vấn đề này?

Việc xét nghiệm khi đi khám, chữa bệnh là cần thiết để chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau. Chi phí điều trị bệnh nhân dành cho khoản xét nghiệm rất lớn, gia tăng hàng năm. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển tuyến hay đi khám nhiều nơi, việc phải làm xét nghiệm nhiều lần tại các cơ sở y tế khác nhau khiến không ít người bệnh cảm thấy phiền hà trong việc đi lại, hao tốn tiền bạc.

Mới đây, Chính phủ ban hành Quyết định 316/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Tăng cường chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025". Theo đó, trước ngày 1/1/2018, sẽ liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1. Đến năm 2020, thực hiện liên thông xét nghiệm đối với các bệnh viện trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố. Năm 2025, liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.

Liên thông kết quả xét nghiệm thực chất là việc cơ sở khám chữa bệnh này công nhận và có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh khác trong một số trường hợp xét nghiệm đó có giá trị sử dụng trong một thời gian và trên cơ sở tình trạng người bệnh. Với chủ trương này, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhưng khi triển khai vẫn còn nhiều điều băn khoăn.

Những băn khoăn đó là gì, thưa ông?

Chất lượng xét nghiệm không đồng đều giữa các phòng xét nghiệm khiến các bệnh viện tuyến trên e ngại khi dùng kết quả bệnh viện tuyến dưới. Kết quả điều trị sẽ bị ảnh hưởng nếu dùng kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện không tương đồng về chất lượng.

Để các bệnh viện công nhận kết quả xét nghiệm của nhau cũng còn rất nhiều vấn đề, như nhiều loại xét nghiệm mà kết quả xét nghiệm có thể thay đổi theo từng giờ, từng ngày, nên không thể vì bệnh nhân vừa mới xét nghiệm hôm qua mà nay không cần xét nghiệm lại; các phòng xét nghiệm của các bệnh viện hiện đa số còn chưa đồng chuẩn, chất lượng xét nghiệm cũng có sự chênh lệch.

Việc triển khai thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện cũng gặp phải những khó khăn do ý thức của lãnh đạo bệnh viện chưa cao, chưa quan tâm đầu tư cho phòng xét nghiệm để đạt chuẩn. Ý thức của nhân viên y tế phòng xét nghiệm cũng là một vấn đề lớn vì họ chính là người chịu trách nhiệm kiểm soát và phát hiện sai số, đảm bảo xét nghiệm có chất lượng. Trong khi đó, chi phí thực hiện chất lượng chưa được tính vào giá thu xét nghiệm. Tất cả những vấn đề trên đều chưa có một chuẩn chung.

Ông vừa nói đến “chuẩn chung”, vậy “chuẩn chung” đó như thế nào?

Đó là về trang thiết bị máy móc, đội ngũ con người trong lĩnh vực xét nghiệm. Theo tôi được biết, hiện chất lượng các phòng xét nghiệm cả nước nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưa đồng nhất, số bệnh viện có phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189 của Bộ Y tế không nhiều. Tại Thừa Thiên Huế, cơ sở y tế/bệnh viện đạt tiêu chuẩn ISO 15189 có chăng chỉ là Bệnh viện Trung ương Huế. Việc đầu tư máy móc, hóa chất xét nghiệm của các bệnh viện cũng khác nhau, nhân lực làm xét nghiệm trình độ khác nhau thì chưa có một chuẩn chung dẫn đến việc liên thông kết quả xét nghiệm rất khó khăn.

Những cơ sở y tế/bệnh viện muốn liên thông với nhau phải đáp ứng những yêu cầu gì, thưa ông?

Trước hết, các cơ sở y tế/bệnh viện muốn liên thông trong xét nghiệm phải mời trung tâm, đơn vị chức năng kiểm nghiệm chất lượng để đạt chuẩn. Công việc này phải làm định kỳ (ngoại kiểm); nhân lực phải được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn để vận hành tốt các loại máy móc cũng như chất lượng hóa chất xét nghiệm; trang thiết bị trong phòng xét nghiệm phải được cơ sở y tế/bệnh viện theo dõi kiểm tra chất lượng cũng như quy trình vận hành (nội kiểm).

Liên quan đến chuyên môn của bác sĩ, thực tế, nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dù là ở bệnh viện tuyến trung ương nhưng khi đến điều trị tại một cơ sở y tế khác thì bác sĩ điều trị cần phải nắm bắt tình trạng, diễn tiến bệnh của bệnh nhân, không căn cứ vào kết quả xét nghiệm cũ mà đưa ra phương pháp điều trị. Có những loại bệnh chỉ 30 phút tình trạng bệnh sẽ khác nhau nên phải xét nghiệm lại, do vậy bác sĩ vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm sức khỏe của người bệnh.

Vậy yếu tố gì quyết định đến việc liên thông xét nghiệm?

Đó là chất lượng máy móc và trình độ chuyên môn của các bác sĩ. Song, những điều đó đều liên quan đến nguồn kinh phí. Tại Thừa Thiên Huế, trừ Bệnh viện Trung ương Huế, phòng xét nghiệm của mỗi cơ sở y tế/bệnh viện trực thuộc sở quản lý có khoảng 10-15 người. Hiện, nguồn kinh phí để đào tạo vẫn rất khó khăn. Hàng năm, phải xin từ nguồn ngân sách tỉnh. Toàn bộ kinh phí để nuôi bộ máy, số ít còn còn lại đơn vị tự cân đối để thực hiện vấn đề này. Có một số bệnh viện tự chủ nên phải trích một phần kinh phí để phục vụ đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực xét nghiệm.

Theo ông, những loại xét nghiệm nào có thể liên thông, loại nào không nên liên thông?

Nguyên tắc khi liên thông thì liên thông hàng ngang với nhau, giữa các bệnh viện có cùng hạng vị chất lượng. Nhưng như tôi nói ở trên, việc liên thông tùy từng trường hợp, không nên cứng nhắc; tùy theo từng loại bệnh, diễn tiến bệnh sẽ chỉ định xét nghiệm hay không. Một số xét nghiệm thông thường có chỉ số duy trì lâu dài sẽ không cần thực hiện lại. Tuy nhiên, các xét nghiệm liên quan đến những chỉ số thường xuyên thay đổi thì phải làm lại. Ví dụ trường hợp cấp cứu thì cho dù có kết quả xét nghiệm từ trước cũng phải xét nghiệm lại, thậm chí xét nghiệm liên tục vì liên quan đến tính mạng của bệnh nhân

Hiện nay, các cơ sở y tế/bệnh viện trên địa bàn đã làm gì để thực hiện chủ trương này?

“Trong quý 2/2017, trừ Bệnh viện Trung ương Huế, trên địa bàn tỉnh, có khoảng 868.464 xét nghiệm cận lâm sàng được triển khai cho 21 bệnh viện, chưa kể các xét nghiệm của hệ thống ngoài công lập. Uớc tính, mỗi năm có 36.000 trường hợp chuyển viện và có thể liên thông xét nghiệm. Nếu chỉ cần liên thông từ 1-2 xét nghiệm/lượt bệnh nhân sẽ giảm một nguồn chi phí đáng kể

Theo lộ trình của Bộ Y tế đề ra, đến năm 2020 thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm trong phạm vi tỉnh. Hiện nay, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị quyết tâm cải tiến chất lượng bệnh viện, trong đó chú trọng đến chất lượng xét nghiệm. Các cơ sở y tế phải tự tổ chức đánh giá năng lực. Chúng tôi đã và đang tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát chất lượng, từ đó thúc đẩy các bệnh viện thực hiện thành phong trào cải tiến chất lượng nói chung và chất lượng xét nghiệm nói riêng tại các đơn vị. Đồng thời, ban hành khuyến cáo về chất lượng xét nghiệm, giúp các đơn vị định hướng và triển khai đạt chuẩn thông qua việc thực hiện chương trình ngoại kiểm.

Ngành y tế có những đề xuất, kiến nghị gì khi chủ trương này ra đời?

Theo tôi, chỉ có thể liên thông khi các phòng xét nghiệm được liên thông đều đạt một chuẩn mực nhất định. Vì vậy, thực hiện liên thông xét nghiệm cần phải có lộ trình để các bệnh viện chuẩn hóa phòng xét nghiệm.

Ngay bây giờ, các cơ sở y tế/bệnh viện phải bắt đầu tự đánh giá năng lực về cán bộ, chất lượng thiết bị và phải thực hiện đầy đủ quy trình nội kiểm, ngoại kiểm để tiến đến được thẩm định công nhận phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189, khi đó mới liên thông kết quả xét nghiệm lẫn nhau.

Bộ Y tế cần sớm triển khai các tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học theo 5 mức (rất tốt - tốt- khá - trung bình khá - trung bình và chưa xếp hạng). Đây là bộ công cụ để đánh giá việc tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý chất lượng và thực hiện cải tiến chất lượng phòng xét nghiệm của các bệnh viện.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Để thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, bắt đầu từ ngày 1/7/2017, Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành rà soát, đánh giá lại chất lượng của phòng xét nghiệm ở tất cả các lĩnh vực: huyết học, vi sinh, sinh hóa… và nâng cấp, hoàn thiện theo chất lượng ISO 15189 mà Bộ Y tế đề ra.

Khi triển khai, liên thông công nhận kết quả xét nghiệm không cứng nhắc, mà áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với những xét nghiệm thông thường, như: vi khuẩn lao, nhóm máu, chức năng gan thận… thì có thể liên thông vì những chỉ số này sẽ kéo dài rất lâu. Những bệnh tình trạng sức khỏe thay đổi từng giờ, từng ngày thì kết quả xét nghiệm trước không còn giá trị nên cần làm lại để bảo đảm tính chính xác, nhất là khi BV Trung ương Huế là tuyến cuối, đội ngũ y, bác sĩ luôn là người đưa ra các quyết định điều trị và chịu trách nhiệm về sức khỏe của bệnh nhân

Bác sĩ CK II Hoàng Bách Thảo, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Trung ương Huế

KHÁNH QUAN (Ghi)

MINH VĂN - LÊ THỌ (thực hiện)

赞(8613)
未经允许不得转载:>88Point » 【kqbđ laliga】Bác sĩ vẫn là người quyết định cuối cùng