88Point88Point

【kết quả dortmund hôm nay】Thái Nguyên triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu dịp cuối năm

(VTC News) -

Đợt cao điểm này tập trung kiểm tra,áiNguyêntriểnkhaiđợtcaođiểmchốngbuônlậudịpcuốinăkết quả dortmund hôm nay kiểm soát thị trường những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm như: thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát.

Từ nay đến cuối năm, nhất là dịp gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ (2025), nhu cầu tiêu thụ đa dạng hàng hóa của người dân tăng mạnh. Lợi dụng điều này, các đối tượng sẽ tăng cường hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả. Do vậy, để kiểm soát thị trường, các lực lượng chức năng của cả nước nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức đợt cao điểm chống buôn lậu trên toàn địa bàn.

Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 2 kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại Siêu thị Minh Cầu, TP. Thái Nguyên. (Ảnh: Báo Thái Nguyên)

Cuối tháng 10/2024, Tổng cục Quản lý thị trường ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm, thời gian thực hiện bắt đầu tư 1/11/2024 đến hết tháng 2/2025.

Theo đó, các đơn vị trong lực lượng Quản lý thị trường phải xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm để có kế hoạch, phương án kiểm tra kiểm soát thị trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đội, từng thành viên.

Đợt cao điểm này tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính đối với những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm như: thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, đường cát, thực phẩm, hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, gia súc, gia cầm, pháo nổ, pháo hoa các loại... đặc biệt là kiểm soát hàng hóa kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử, website, các mạng xã hội như Facebook, TikTok.

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính đối với những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm như: thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát.

Triển khai Kế hoạch cao điểm của Tổng cục Quản lý thị trường và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên tích cực phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên, trong tháng 11/2024, các lực lượng phát hiện và xử lý 148 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển hàng cấm; vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc; bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; không niêm yết giá bán hàng hóa; vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, khai sai tên hàng, chủng loại hàng hóa; kê khai sai, thiếu tiền thuế hoặc vận chuyển lâm sản trái phép…

Tang vật vi phạm chủ yếu là pháo nổ, gỗ thông thường, quần áo, giày dép, thực phẩm, đồ dùng gia dụng.

Theo đánh giá chuyên môn, giá trị tang vật xử lý trong tháng 11 tuy không lớn (trên 124 triệu đồng), nhưng nguy cơ gia tăng số vụ vi phạm là không nhỏ. Mặt khác, các đối tượng ngày càng sử dụng thủ đoạn tinh vi để gian lận và buôn lậu, nhất là trên không gian mạng, khiến công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều trở ngại.

Trong 10 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên kiểm tra 842 vụ, trong đó xử lý 553 vụ, thực hiện 2 cuộc thanh tra chuyên ngành. Tổng số tiền thu phạt hành chính, bán hàng hóa tịch thu, khoản thu khác (thu lợi bất hợp pháp) và trị giá hàng hóa vi phạm trên 9 tỷ đồng.

Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại một cơ sở kinh doanh hàng tạp hóa trên địa bàn TP. Thái Nguyên.

Ông Chu Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên, cho biết, "Cuối năm, các hành vi vi phạm về hàng hóa tập trung chủ yếu vào gian lận về hóa đơn chứng từ để trốn thuế; không đảm bảo chất lượng hàng hóa; không thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; buôn bán hàng nhái, kém chất lượng; các hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá điện tử, rượu, bia không rõ nguồn gốc; lợi dụng thị trường, bán hàng kém chất lượng, không rõ xuất xứ trên nền tảng mạng xã hội".

Về phạm vi cả nước, cơ quan chuyên môn cũng đánh giá, số hành vi buôn lậu, gian lận thương mại nói chung được lực lượng phát hiện dịp cuối năm nay giảm so với cùng kỳ, nhưng một số hành vi khác như: vi phạm nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp, nhất là lĩnh vực thương mại điện tử lại tăng cao so với cùng kỳ.

Vì thế, đợt cao điểm này cần sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các lực lượng chức năng như: Công an, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Thuế, thanh tra chuyên ngành, để kiểm soát chặt khâu lưu thông, nhất là hàng hóa vận chuyển từ biên giới, cảng hàng không quốc tế vào nội địa; các điểm kinh doanh, kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở sản xuất, làng nghề…

Cần kết hợp công tác kiểm tra, xử lý vi phạm với việc vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Cần thiết phải thực hiện ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, kém chất lượng, đồng thời kiểm tra những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…