设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【livescore trực tuyến】Bản nhạc “vua” của âm nhạc tài tử 正文

【livescore trực tuyến】Bản nhạc “vua” của âm nhạc tài tử

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-10 15:30:55

Theo nhiều tài liệu, tiền thân của điệu vọng cổ là bản Dạ cổ hoài lang do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tức áu Lầu) sáng tác để trút cạn nỗi niềm tâm sự của riêng mình. Khi chưa đầy 4 tuổi, ông theo gia đình về Bạc Liêu sinh sống. Tại đây, ông bắt đầu thọ giáo thầy đờn Nhạc Khị, tức nhạc sư Lê Tài Khí (1870-1948), trưởng ban cổ nhạc Bạc Liêu lừng lẫy một thời. Thời gian học nhạc tại nhà thầy, Cao Văn Lầu thầm yêu cô Hai Thân (con gái của Nhạc Khị), nhưng vì gia cảnh khó khăn, nên tình yêu giữa hai người không đến được với nhau. Thấy con buồn bã, song thân ông xin hỏi cưới một người con gái cùng quê cho ông là bà Trần Thị Tấn. Sau 3 năm chung sống, vợ ông không sinh được mụn con nào. Thời bấy giờ, quan niệm “Tam niên vô tử bất thành thê” rất khắc nghiệt. Cha mẹ buộc ông  thôi  vợ  để  cưới  người khác. Tuy hiên, ông vẫn một lòng chung thủy, âm thầm gởi vợ đến nhà người thân xin tá túc. Trong thời gian dài phu thê cách biệt, đêm đêm, ông nằm  nghe  tiếng  trống  chùa Vĩnh Phước An vọng lại đến nao lòng. Cao Văn Lầu chợt liên tưởng đến bản Nam ai “Tô Huệ chức cẩm hồi văn” chẳng khác gì tình cảnh vợ chồng ông. Từ cảm xúc đó, Cao Văn Lầu sáng tác bản Dạ cổ gồm 20 câu, nhịp đôi. Sau đó, tác phẩm được sự góp ý của thầy Thống (tức nhà Nho học Nguyễn Xuân Thơ) và sư Nguyệt  Chiếu    chùa Vĩnh Mỹ chỉnh sửa về tựa bài (đổi thành Dạ cổ hoài lang) và một số lời ca trong bài hát. Năm 1918, ông lén đến thăm vợ và mấy tháng sau được vợ báo tin đã có thai. Cha mẹ ông hết sức vui mừng và rước vợ ông về đoàn tụ. Kết quả, cậu con trai đầu lòng ra đời năm 1919 tên là Cao Kiến Thiết (sau này ông là cán bộ ngoại giao cấp cao của Việt Nam), cũng là lúc bản Dạ cổ hoài lang được phổ biến trong giới ĐCTT ở Bạc Liêu.

Những chặng đường phát triển

Từ sau năm 1920, bản Dạ cổ hoài lang được phổ biến rộng khắp miền Tây Nam bộ. Mặc dù vậy, nhưng khi hòa nhập vào sân khấu cải lương thì nó không diễn tả hết tình ý,  nội  dung,  tâm  trạng  của nhân vật. Vì thế, một số nhạc sư, nghệ nhân thời bấy giờ đã cải tiến, sửa đổi nó bằng cách tăng nhịp để phù hợp với tính chất của nghệ thuật cải lương. Người tiên phong cải biến bản Dạ cổ hoài lang từ nhịp đôi lên nhịp 4 là cố soạn giả Trịnh Thiên Tư (1906-1982), thành viên nhóm cổ nhạc Bạc Liêu. Sau đó, nó được nhiều soạn giả đặt lời ca. Soạn giả Huỳnh Thủ Trung (tức Tư Chơi) và soạn giả Mộng Vân (tức Trần Tấn Trung) là hai soạn giả đầu tiên thực hiện việc biên soạn này, vì thế nhiều người lầm tưởng hai ông là người đầu tiên chuyển đổi bản Dạ cổ hoài lang sang nhịp 4.

Khu lưu niệm NS Cao Văn Lầu tại tỉnh Bạc Liêu

Trên những chặng đường phát triển tiếp theo, mặc dù thầy Giác (nghệ nhân chơi tài tử ở Bạc Liêu) là người khởi xướng thay đổi bản Vọng cổ hoài lang nhịp 4 sang nhịp 8  (khoảng  năm  1929-1930), nhưng phải đến những năm 1934-1935, nó mới thực sự lột xác,  chính  thức  biến  thành bản Vọng cổ hoài lang nhịp 8 với chữ đờn nhiều hơn, đó là nhờ công lao sáng tạo và giọng ca truyền cảm của chính tác giả bản vọng cổ nhịp 8 đầu tiên với bài ca có tựa đề “ Văng  vẳng  tiếng  chuông chùa” - nghệ sĩ Năm Nghĩa (tức Lư Hòa Nghĩa). Kể từ đó, điệu Vọng cổ hoài lang có tên mới là Vọng cổ.

Mặc dù soạn giả Mộng Vân (1910-1950), thành viên nhóm cổ nhạc Bạc Liêu, là người đã chuyển đổi  vọng cổ nhịp 8 sang vọng cổ nhịp 16  vào  khoảng  năm  1937-1938 qua tiếng đờn của nhạc sĩ Bảy Hàm với chất giọng ngọt ngào của danh ca Tư Sạng trong bài vọng cổ “Tình mẫu tử”; thế nhưng, phải đến vài năm sau, với giọng ca điêu luyện của Đệ nhất nam danh ca vọng cổ - NSND Út Trà Ôn trong bài “Tôn Tẩn giả điên”, Vọng cổ nhịp 16 mới được phổ biến rộng rãi và “ưa chuộng” nhiều hơn.

Do nhu cầu của nhạc giới và công chúng, nhạc sĩ Trần Tấn Hưng, còn gọi là Năm Nhỏ (1921-1982),  thành  viên  nhỏ tuổi nhất của nhóm cổ nhạc Bạc Liêu đã rút ngắn bản vọng cổ còn lại 6 câu và mở mỗi câu thành 32 nhịp cho người đờn, người ca dễ dàng thể hiện cảm xúc. Bài “Đội gạo đường xa” do cố soạn giả Kiên Giang viết lời, cố nghệ sĩ Hữu Phước thể hiện được xem là tiêu biểu nhất ở thể loại vọng cổ nhịp 32 thời bấy giờ...

Sự thăng hoa và tính phổ biến của điệu vọng cổ

Tuy ra đời muộn hơn so với nhiều làn điệu, bài bản khác, nhưng  “vọng  cổ”  trở  thành là một bản “chủ lực” trên sân khấu cải lương và trong các cuộc giao lưu ĐCTT. Bất kỳ vở diễn cải lương nào cũng đều có xuất hiện điệu nhạc “vọng cổ” (có lớp diễn chỉ sử dụng “vọng cổ” câu 1 và câu 2, có khi sử dụng câu 15 và câu 16, có màn thì dùng câu 3 và câu 4 hoặc câu 1 và câu 6). Song song đó, “vọng cổ” còn được viết trọn bài theo các loại nhịp (2, 4, 8, 16 và 32) gọi là bản lẻ và thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các cuộc giao lưu, liên hoan ĐCTT Nam bộ.

Do giai điệu và lời ca của điệu vọng cổ nhiều cảm xúc và dễ học, nên ai cũng có thể ca được vọng cổ. Thực tế cho thấy, có biết bao người chưa trải qua trường lớp nhưng họ vẫn ca được điệu cổ nhạc này. Không phải là nghệ sĩ, nhưng vẫn có thể ca hay như nghệ sĩ. Từ nam - phụ - lão - ấu, cho đến giới quan chức, trí thức… đều có thể ngân nga vài câu vọng cổ. Quả thật, tính phổ biến của điệu vọng cổ rất nhanh và rất rộng. Đối tượng biết ca vọng cổ không chỉ ở khu vực Nam bộ, mà hiện nay, trên cả nước, từ khu vực miền Trung đến một số tỉnh, thành phía Bắc, nhiều người không chỉ biết ca mà còn ca vọng cổ rất hay và truyền cảm, không thua kém người dân Nam bộ.

Cũng nhờ điệu cổ nhạc độc đáo này, nhiều cuộc đời bỗng chốc  đổi  thay,  nhiều  người “chân lấm, tay bùn” bỗng hóa thành  những  soạn  giả  lừng danh, những danh ca nổi tiếng trong giới ĐCTT và sân khấu cải lương như: Trần Hữu Trang, Kiên Giang, Viễn Châu, Loan Thảo, Quy Sắc, Năm Nghĩa, Tư Sạng, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Bạch Huệ, Diệu Hiền… 

Buổi bình minh  của điệu vọng cổ Hơn một thế kỷ hình thành, đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương Nam bộ không ngừng phát triển, được nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ dày công vun đắp, sáng tạo ra nhiều trình thức hòa tấu, biên soạn thêm nhiều làn điệu, lời ca… giúp cho âm nhạc của hai loại hình nghệ thuật đặc sắc này ngày thêm phong phú và đa dạng. Một trong những sáng tạo độc đáo phải kể đến điệu vọng cổ, được nhạc giới và công chúng tôn vinh là bản nhạc “vua” của âm nhạc tài tử - cải lương.  

0.8951s , 7602.046875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【livescore trực tuyến】Bản nhạc “vua” của âm nhạc tài tử,88Point  

sitemap

Top