当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả giao hữu đội tuyển quốc gia】Trọng trách lớn của “người đàn bà thép” 正文

【kết quả giao hữu đội tuyển quốc gia】Trọng trách lớn của “người đàn bà thép”

2025-01-10 01:27:47 来源:88Point 作者:World Cup 点击:151次

trong trach lon cua nguoi dan ba thep

Thủ tướng Đức Angela Merkel - người chèo lái con thuyền chính trị Đức trong 4 năm tới.

Dù chiến thắng của CDU/CSU không phải là kết quả gây ngạc nhiên,ọngtráchlớncủangườiđànbàthékết quả giao hữu đội tuyển quốc gia song cuộc tổng tuyển cử Đức năm nay vẫn có những điều bất ngờ, có thể nói là chưa từng có trong tiền lệ kể từ năm 1949. Đó là lần đầu tiên tỷ lệ ủng hộ đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay (20,4%). Tỷ lệ thấp nhất mà đảng trung tả SPD giành được trước cuộc bầu cử này là 23% năm 2009. Trong khi đó, lần đầu tiên một đảng cực hữu- đảng Sự lựa chọn vì nước Đức, mới được thành lập cách đây hơn 4 năm, bước chân vào Quốc hội liên bang với tư cách là đảng lớn thứ 3 trong cơ quan lập pháp CHLB Đức. Và điều thứ 3 là việc Quốc hội Đức lần đầu tiên có đại diện của tới 7 đảng phái.

Với kết quả bầu cử trên, chắc chắn Thủ tướng Merkel sẽ vẫn là người đứng đầu dẫn dắt một Chính phủ liên minh trong nhiệm kỳ 4 năm tới, song vô vàn khó khăn sẽ chờ đợi bà trong 4 năm trước mắt.

Trước hết, dư luận hiện nay đang rất quan tâm đến việc liệu CDU/CSU sẽ liên minh với đảng nào để cầm quyền. Với một hệ thống bầu cử ở Đức khá phức tạp, vừa kết hợp yếu tố "người chiến thắng có quyền định đoạt" của Anh và Mỹ, vừa áp dụng hệ thống mang tính đại diện, tạo cơ hội cho các đảng nhỏ hơn có thể giành ghế ở Quốc hội nếu vượt qua ngưỡng 5% phiếu bầu, do đó, dù là bên giành được nhiều phiếu nhất, song CDU/CSU vẫn phải tìm kiếm liên minh do không thể nhận được đa số tuyệt đối để có thể tự đứng ra thành lập Chính phủ.

Ngay từ chiến dịch tranh cử, cả CDU/CSU và SPD đều không mặn mà với việc tiếp tục liên minh cầm quyền trong nhiệm kỳ tới. Cái bóng quá lớn của "người đàn bà thép" khiến nhiều chính trị gia SPD cho rằng cần phải thoát khỏi cái bóng này mới có thể vượt lên và tìm lại chính mình. Thực tế qua các kỳ bầu cử ở Đức từ năm 1949 đến nay, chỉ có một lần duy nhất SPD vượt lên giành chiến thắng sau khi liên minh với CDU/CSU trong vai trò là một đảng nhỏ hơn, đó là cuộc bầu cử năm 1969 và người mang lại chiến thắng cho SPD lúc đó là chính trị gia kỳ cựu Willy Brandt, người đã liên tiếp ứng cử chức thủ tướng vào các năm 1961 và 1965 trước đó.

Ngay sau khi kết quả các cuộc thăm dò ngoài điểm bỏ phiếu đầu tiên được công bố, ban lãnh đạo SPD đã có cuộc điện đàm nội bộ và cho biết sẽ dứt khoát không liên minh với liên đảng bảo thủ của bà Merkel nữa, đồng nghĩa sẽ trở thành một đảng đối lập trong Quốc hội nhiệm kỳ tới. Nếu nhìn lại nhiệm kỳ qua, là một bên trong Chính phủ liên minh, SPD ở vị thế khó do không thể đứng ra phản đối quyết định của Thủ tướng Merkel mở cửa cho người tị nạn mùa Hè năm 2015. Chỉ có những tiếng nói yếu ớt của một số lãnh đạo SPD phản đối quyết định này. Bên cạnh đó, giới bình luận cũng nhận định sự thất bại của SPD lần này còn xuất phát một phần từ hướng đi chưa đúng của ứng cử viên thủ tướng SPD Martin Schulz trong chiến dịch tranh cử và chính đây là điểm mấu chốt khiến đảng trung tả không có được sự khác biệt rõ rệt với CDU/CSU, với những gì mà bà Merkel đã nói và làm được, dù trong lĩnh vực kinh tế, vấn đề thất nghiệp hay cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Trong khi đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng cực hữu AfD cũng như việc các đảng trong Chính phủ đại liên minh hiện nay (CDU/CSU và SPD) để mất đi sự ủng hộ, đã nói lên sự chia rẽ trong xã hội Đức. Các đảng nhân dân truyền thống mất đi rõ rệt tỷ lệ ủng hộ, trong khi một bộ phận không nhỏ cử tri không đồng tình với các chính sách của chính phủ đã quay sang bỏ phiếu cho một đảng chủ trương chống người nước ngoài và hoài nghi châu Âu như AfD. Trong cuộc vận động cử tri cuối cùng trước bầu cử, Thủ tướng Merkel đã tới thành phố Greifswald, miền Bắc nước Đức, để kêu gọi cử tri "thức tỉnh" và nói "Không" với AfD, song kết quả bỏ phiếu cho thấy CDU/CSU và SPD đã phải "trả giá" cho những quyết sách của mình, chủ yếu liên quan tới cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Tuy nhiên, về đối ngoại, việc bà Merkel thắng cử sẽ là thông tin tốt lành đối với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người chủ trương cải cách sâu rộng Liên minh châu Âu (EU) cũng như Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những ý tưởng này cần nhận được sự hậu thuẫn của người chèo lái nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Sau khi Anh rời khỏi "mái nhà chung", quan hệ Đức - Pháp được kỳ vọng sẽ trở lại truyền thống đặc biệt, trong đó trục Đức - Pháp sẽ được coi "xương sống" định hình châu Âu. Tuy nhiên, việc tiếp tục một nhiệm kỳ 4 năm của bà Merkel sẽ buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phải có cách tiếp cận mới để có thể đảm bảo hợp tác lâu dài vì các lợi ích của Mỹ. Thực tế, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Đức khá lạnh nhạt và khác biệt quan điểm trong về nhiều vấn đề.

Do đó, giới phân tích cho rằng dù giành chiến thắng, song nhiệm kỳ thứ 4 này có lẽ là khó khăn nhất trong sự nghiệp của nữ chính trị gia nhiều năm được đánh giá là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Dư luận đang trông chờ Thủ tướng Merkel sẽ phải giải các bài toán khó như dung hòa các lợi ích với các đảng trong liên minh cầm quyền, tìm cách giành lại số cử tri đã dồn lá phiếu cho AfD, đồng thời giải quyết các thách thức và thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế, trong đó có nỗ lực cải cách EU, thúc đẩy thương mại tự do và chống biến đổi khí hậu như thế nào để bà đi hết con đường 4 năm phía trước.

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜