Đây là kết quả chuyển giao từ Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam).
Công nghệ sinh học ứng dụng vào trồng nấm cho năng suất cao (ảnh minh họa)
Sau khi tiếp nhận quy trình sản xuất giống cấp II,Ứngdụngthànhcôngcôngnghệsinhhọcnângcaonăngsuấttrồngnầroma vs monza III cho 5 loại nấm gồm: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, nấm linh chi và mộc nhĩ, Trung tâm đã mở các lớp tập huấn để phổ biến kiến thức về kỹ thuật trồng nấm, đồng thời cung ứng giống và tổ chức sản xuất đến đông đảo bà con trong huyện. Nguyên liệu để sản xuất các loại nấm chủ yếu là các phế phụ phẩm nông nghiệp như: thóc, mùn cưa, rơm rạ, vỏ trấu, que sắn...
Trong thời gian thực hiện dự án, Trung tâm đã sản xuất được 10.756kg giống nấm các loại. Mô hình triển khai đến 22 hộ tại 9 xã trên địa bàn huyện quy mô 5- 10 tấn/ 1 hộ đạt năng suất cao: nấm rơm 12- 14% trên tổng sản lượng nấm, nấm sò 50- 60% và nấm mỡ 22- 23%.
Đại diện cơ quan chủ trì dự án cho biết, quy trình sản xuất nấm được bà con các xã tiếp nhận và hưởng ứng nhiệt tình bởi khác với các cây trồng khác, nấm là loại có nhiều ưu điểm: cho năng suất cao trên diện tích nhỏ, chi phí đầu tư thấp, quay vòng nhanh, nguyên liệu trồng nấm dồi dào…do đó, việc đưa kỹ thuật trồng nấm đến với bà con vừa giải quyết vấn đề việc làm, vừa tạo hiệu quả kinh tế đồng thời nâng cao nhận thức của bà con trong việc bảo vệ môi trường.
Ban chủ nhiệm dự án mong muốn nhận được sự quan tâm của thành phố để tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình.
Hạ Lan