Quan hệ Tokyo - Bắc Kinh tăng nhiệt về vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku khi tàu của Đài Loan,u Đkết quả bóng đá nhật bản hôm nay Hong Kong và Trung Quốc lại kéo đến đòi chủ quyền ở quần đảo này vào hôm nay (14-8).
Tàu của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (phía xa) đuổi một tàu Đài Loan ra khỏi vùng biển gần đảo Senkaku - Ảnh: Japantimes |
Báo Hong Kong Standard cho biết tối 12-8, nhóm 15 nhà hoạt động thuộc Ủy ban hành động bảo vệ đảo Điếu Ngư của Hong Kong, đi trên tàu cá Bảo Điếu II do ông Trần Diệu Đức dẫn đầu, đã hô to khẩu hiệu đòi “Nhật Bản ra khỏi quần đảo Điếu Ngư” trước khi rời cảng Tiêm Sa Chủy của Hong Kong để đến hội ngộ tàu Trung Quốc và Đài Loan ở đảo Bành Giai, phía đông bắc Đài Loan trong hôm nay. Sau đó cả nhóm hoạt động bảo vệ đảo của Đài Loan - Hong Kong - Trung Quốc sẽ tiến thẳng đến quần đảo Senkaku trong cùng ngày.
Lý luận “ăn theo”
Giới chuyên gia nhận định các nhà hoạt động của Trung Quốc và hai vùng lãnh thổ này đã thừa cơ hội Nhật - Hàn đang căng thẳng về chủ quyền đảo Takeshima/Dokdo để cùng kéo nhau đến đảo Senkaku nhằm phản đối kế hoạch thăm quần đảo này của các nghị sĩ Nhật Bản vào ngày 19-8. “Nếu Nhật Bản phản ứng gay gắt việc tổng thống Hàn Quốc đến thăm các đảo tranh chấp, Bắc Kinh cũng sẽ hành động y như thế để bảo vệ đảo Điếu Ngư” - Kyodo dẫn lời thành viên trên tàu Bảo Điếu II David Ko lý giải.
Chính trị và tàu chiến Theo tờ New York Times, trong vài tuần qua Trung Quốc đã gia tăng sức ép lên biển Đông bằng cách gửi các tàu tuần tra lớn hơn và liên tục cảnh báo Mỹ ngừng hỗ trợ các nước châu Á chống lại Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng những động thái này nhằm để Bắc Kinh phô diễn quyền lực của một “cường quốc khu vực”. Một số khác nhận định sự phô diễn sức mạnh là bước chuẩn bị cho đợt chuyển giao quyền lực sắp tới. “Họ cần thể hiện, trong nội bộ, sự mạnh mẽ và cứng rắn trong vài tháng tới - Kishore Mahbubani, hiệu trưởng Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, nhận định - Họ cần đảm bảo rằng không ai có thể thấy họ yếu”. NGÔ HẠNH |
Từ năm 2009, chính quyền đặc khu Hong Kong đã ngăn chặn tàu bè của đặc khu này đến Senkaku nhằm tránh xung đột không cần thiết với Nhật Bản. Báo Hong Kong Standard cho biết ngày 12-8, một tàu tuần tra của cảnh sát Hong Kong đã áp sát tàu Bảo Điếu II để yêu cầu tàu quay lại cảng, song các thành viên trên tàu kháng cự và cảnh sát đã để cho họ tiếp tục chuyến hành trình. Câu hỏi đặt ra ở đây liệu động thái “miễn cưỡng” cho phép các tàu dân sự ra đảo Senkaku lần này của chính quyền đặc khu Hong Kong, Trung Quốc và Đài Loan có phải là sự phối hợp đã được sắp đặt trước.
Nhật Bản phản ứng cứng rắn
Tokyo đã phản ứng cứng rắn. Ngày 13-8, báo Sankei cho biết tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản Shigeru Iwasaki đã hạ lệnh cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản nhanh chóng lên kế hoạch tác chiến chi tiết nhằm đối phó với Trung Quốc. Ông Iwasaki cảnh báo do không hài lòng về kế hoạch mua đảo Senkaku của thị trưởng Tokyo cũng như đã nhiều lần đưa tàu ngư chính và tàu cá có vũ trang xâm nhập vùng biển này của Nhật Bản, sẽ có ngày Trung Quốc cho quân đổ bộ lên đảo Senkaku. Do đó Nhật Bản cần điều tàu, khí tài cùng lực lượng đến đây để ứng phó.
Với Đài Loan, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã tuyên bố ông hi vọng mối quan hệ Nhật Bản - Đài Loan sẽ không bị xấu đi do các tuyên bố chủ quyền của Đài Bắc cũng như của Trung Quốc đối với quần đảo này. “Chúng tôi không thể chấp nhận những tuyên bố chủ quyền của Đài Loan ở Senkaku” - ông Gemba nhấn mạnh.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, trong cuộc họp ở hạ viện ngày 26-7, đã tỏ ra rất kiên quyết khi tuyên bố: “Trong trường hợp một nước láng giềng có những hành động xâm nhập bất hợp pháp lãnh thổ và lãnh hải của chúng ta, trong đó có quần đảo Senkaku, chúng ta sẽ hành động kiên quyết, trong đó có cả khả năng sử dụng lực lượng phòng vệ để bảo vệ đảo”. Lần ấy, qua Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt với Nhật Bản khi Tokyo cáo buộc việc Trung Quốc đưa ba tàu ngư chính đến đảo Senkaku là “một hành động gây hấn”. Bắc Kinh cũng bác bỏ có việc quân đội Trung Quốc hóa trang thành ngư dân để chuẩn bị tấn công đảo Senkaku.
Còn lần này, Thời báo Hoàn Cầu, trong xã luận dài gần bốn trang ngày 13-8, đã nhấn mạnh Bắc Kinh cần “điểm vào tử huyệt của Nhật Bản”, cần huy động mọi mặt trận kinh tế, chính trị và quân sự để phản kích “sự khiêu khích vô lý” của Nhật Bản và dồn Tokyo vào đường cùng.
(Theo TTO)