88Point88Point

【rennes vs lens】Tin tức mới cập nhật ngày 16/1/2015: Hai Phó Bí thư Thành ủy đều là nữ

Tin tức mới cập nhật hôm nay 16/1/2015 trong nước

Hai Phó Bí thư Thành uỷ mới của Hà Nội đều là nữ

TheứcmớicậpnhậtngàyHaiPhóBíthưThànhủyđềulànữrennes vs lenso những Tin tức mới cập nhật  trên báo chí hôm nay 16/1/2015, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng Ban tổ chức Thành uỷ và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố đã được bầu làm tân Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Chiều 15/1, Hội nghị lần thứ 19 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XV đã khép lại, hoàn thành tốt đẹp các nội dung của kỳ họp, đồng thời bầu bổ sung 2 Phó Bí thư Thành ủy. Điều đặc biệt trong Hội nghị lần này, 2 tân Phó Bí thư Thành ủy đều là nữ.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu tại hội nghị

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu tại hội nghị. Ảnh minh họa

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Báo Hà Nội mớiPhát biểu bế mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Ban thường vụ Thành ủy đã được thực hiện dân chủ, kết quả lấy phiếu tín nhiệm nhìn chung phù hợp với báo cáo đánh giá của Ban chấp hành Thành ủy.

Ban chấp hành đã thể hiện tín nhiệm cao với các đồng chí trong Thường vụ, những đồng chí đảm nhận những trọng trách khó khăn của thành phố nhìn chung đều nhận được tín nhiệm cao. Đồng thời, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chúc mừng bà Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng Ban tổ chức Thành uỷ và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố đã được Hội nghị bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khai mạc sáng 15/1

Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khai mạc sáng 15/1. Ảnh minh họa

Bí thư Thành uỷ tin tưởng, các tân Phó bí thư Thành ủy sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác mới. Cuối cùng, các đại biểu cũng đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết của Hội nghị. Người đứng đầu Thành ủy tin tưởng, tân Phó bí thư Thành ủy sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết sức hết lòng vì công việc chung của thành phố, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.

Quyết định thông xe toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào 8/2

Theo tin tức từ báo VietnamPlus/TTXVN, báo cáo của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đến ngày 8/2 tới, toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được thông xe.Tất cả các đơn vị thi công đang khẩn trương thực hiện các công đoạn cuối cùng của dự án và đến thời điểm hiện nay đã thực hiện được trên 85% công việc.

Nhiều đoạn đường đã được xây dựng xong chạy dọc 2 bên rừng cao su đang vào mùa thay lá

Nhiều đoạn đường đã được xây dựng xong chạy dọc 2 bên rừng cao su đang vào mùa thay lá. Ảnh minh họa

Do đang vào thời điểm để hoàn thành công trình đúng thời hạn nên mỗi ngày trên công trường có hơn 1.000 công nhân, chia thành 3 ca làm việc liên tục. Trong buổi kiểm tra này, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đề nghị hai huyện Long Thành và Thống Nhất tập trung tối đa hỗ trợ đơn vị thi công khâu giải phóng mặt bằng một số điểm còn lại để đảm bảo tiến độ, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền người dân tuân thủ đúng luật giao thông khi đưa đường cao tốc vào vận hành, tránh tai nạn giao thông xảy ra.

Hà Nội: tiêm miễn phí vắc xin sởi-rubella tại 615 trường THCS từ 19/1

 Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, từ 19/1 đến 30/1, Hà Nội sẽ triển khai tiêm vắc xin sởi-rubella đợt 3 trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối tượng cần tiêm trong đợt này là trẻ 11-14 tuổi. Theo thống kê, Hà Nội có 359.475 trẻ 11-14 tuổi thuộc 615 trường trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên, do có trẻ đã tiêm 2 mũi sởi và 1 mũi rubella nên số trẻ cần tiêm trong đợt này còn 258.078 trẻ.

Hiện trung tâm y tế và trạm y tế các xã, phường cùng với nhà trường tăng cường chuẩn bị để triển khai tiêm vào thứ hai tuần tới. Việc tiêm vét đối với những đối tượng trên do hoãn tiêm sẽ được triển khai vào tháng 2 và tháng 3/2015 tại các trạm y tế xã, phường. Điểm cần chú ý trong đợt tiêm chủng lần này là phòng chống rối loạn phân ly cho trẻ khi tiêm. Vì vậy, khi tiêm cần bố trí phòng tiêm tiêm riêng hoặc rèm ngăn để khu vực tiêm chủng không nằm trong tầm nhìn của học sinh. Khi phát hiện biểu hiện của trẻ như buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu có thể lan truyền nhanh sang trẻ khác, ngay lập tức trẻ cần được đưa sang phòng riêng tránh hiện tượng bị lây truyền.

Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em tại trường

Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em tại trường. Ảnh minh họa

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi-rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng lần này được thực hiện trên toàn quốc với khoảng 23 triệu trẻ em từ 1-14 tuổi được tiêm chủng vắc xin sởi–rubella, chia làm 3 đợt, bắt đầu từ giữa tháng 9/2014. Đây là chiến dịch tiêm chủng mở rộng lớn nhất từ trước đến nay mà Việt Nam triển khai.

Tại Hà Nội, có khoảng 1,5-1,6 triệu trẻ 1-14 tuổi cần tiêm trong chiến dịch này. Chiến dịch tiêm phòng được tổ chức làm 3 đợt tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn cho trẻ 1-5 tuổi và tại trường học đối với trẻ 6-14 tuổi, bắt đầu vào từ 18/10/2014.

Mục tiêu được đưa ra là trên 95% trẻ 1-14 tuổi được tiêm vắc xin sởi-rubella; bảo đảm chất lượng và an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Đây là chiến dịch tiêm chủng có 3 cái nhất: Chiến dịch dài nhất, đối tượng nhiều nhất và khối lượng công việc lớn nhất.

Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 16/1/2015 quốc tế

Mỹ đang giành lại chiếc ghế bá chủ kinh tế thế giới

Kinh tế Mỹ đang có sự phát triển ấn tượng, song cũng phải nói việc các nền kinh tế hùng mạnh khác cùng “rủ nhau” sa sút đã góp phần không nhỏ đưa Mỹ trở lại tư thế dẫn đầu, National Interest nhận định về việc Mỹ trở lại làm bá chủ kinh tế thế giới. Trải qua một năm đầy biến động của thế giới, với đỉnh điểm là hàng loạt quốc gia/lãnh thổ đang “khốn đốn” vì giá dầu, nước Mỹ sẽ lại là nguồn động lực lớn nhất cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Đó là nhận định của những trang tin nổi tiếng như Bloomberg, National Interest hay Business Spectator.

Sau 15 năm chứng kiến sự vươn lên không ngừng của Trung Quốc cũng như nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICs (tức Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), Mỹ đã lại là nước phát triển kinh tế số một thế giới. Những tín hiệu ấn tượngBloomberg ngày 12.1 đưa dự đoán của các nhà kinh tế thuộc những dịch vụ kinh tế - tài chính như JPMorgan Chase & Co., Deutsche Bank AG và BNP Paribas SA cho thấy Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 3,2% trong năm 2015. Đây là mức tăng trưởng kinh tế lớn nhất của Washington từ năm 2005 và là lần đầu tiên kể từ 1999, Mỹ không tụt lại phía sau sự tăng trưởng toàn cầu, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tổng thống Mỹ Obama đã có một năm thành công về kinh tế

Tổng thống Mỹ Obama đã có một năm thành công về kinh tế. Ảnh Reuters

Kết quả này là sự phản ánh của việc Mỹ đang “bùng nổ” nhu cầu việc làm với khoảng 3 triệu người tìm được việc làm trong năm 2014, kỷ lục của 15 năm qua.Bộ Lao động Mỹ ngày 9.1 cho biết tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã tụt xuống mức 5,6%, thấp nhất từ tháng 6.2008, đồng thời bảng lương đã tăng 252.000 trong tháng 12 qua. Song song với việc làm, người dân Mỹ cũng được tạo điều kiện chi tiêu mạnh mẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển thêm, một điểm rất tương phản với tình trạng giảm phát, chi tiêu ít ỏi của kinh tế châu Âu.

Cụ thể, Hiệp hội Ngân hàng Mỹ cho biết lãi suất cho vay tiêu dùng đã giảm kỷ lục chỉ còn 1,51% trong quý thứ 3 của năm 2014. Điều này dẫn đến việc chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ đã tăng 0,6% trong tháng 11 qua, đạt mức gấp đôi thông số của tháng 10. Trong đó, cả mặt hàng "xa xỉ” như các phương tiện vận tải nhẹ bao gồm xe hơi đã đạt doanh số 16,5 triệu USD trong năm 2014, cao nhất kể từ 2006.

Trong năm 2013, chi tiêu tiêu dùng cá nhân của người Mỹ cán mốc 11.500 tỉ USD. Đây là con số lớn hơn bất kỳ GDP của bất kỳ quốc gia nào trong thời điểm ấy, bao gồm cả Trung Quốc, theo IMF. Theo Bloomberg, sự tăng trưởng của Mỹ thể hiện ở chi tiêu và việc làm trong nước, có sự đóng góp lớn của việc giá nhiên liệu sụt giảm thời gian qua.

Như vậy, trong lúc BRICs và châu Âu đang khó khăn với giá dầu, thì Mỹ lại vươn lên do kiểm soát được sự phụ thuộc vào điều này. Chính vì lẽ đó, trang National Interest cho rằng Mỹ có phát triển ấn tượng, song cũng phải nói việc các nền kinh tế hùng mạnh khác cùng “rủ nhau” sa sút đã góp phần không nhỏ đưa Mỹ trở lại tư thế dẫn đầu. “Rất khó để các nước thuộc BRICs có thể tái lập sự phát triển như 10 năm qua”, nhà kinh tế Jim O’Neill từng làm việc tại tập đoàn Goldman Sachs cho biết. Theo đó, ông nói rằng Ấn Độ và Trung Quốc đều đang ở vào giai đoạn phát triển chậm lại, bên cạnh phải giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng như cải cách kinh tế.

Trong khi đó, National Interest khẳng định Trung Quốc và châu Âu có thể sẽ là tác nhân kéo kinh tế Mỹ đi xuống chút ít vì những mối liên hệ sâu sắc giữa 3 nền kinh tế này. Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã đưa ra dự đoán năm 2015 giá nhà đất của nước này sẽ tiếp tục giảm, và có thể phải chuyển trọng tâm sang kinh tế hàng hóa. Và như vậy, không loại trừ khả năng Trung Quốc cũng sẽ giống châu Âu, tức đối mặt với vấn đề giảm phát do giá nhiên liệu tụt sâu và tâm lý bất an của người tiêu dùng.

Trung Quốc tăng cường dân phòng tại biên giới Triều Tiên

Sau 2 vụ công dân Trung Quốc bị người Triều Tiên giết hại gần đây, Trung Quốc đã tăng cường củng cố lực lượng dân phòng tại khu vực biên giới giữa hai nước. Hôm 14-1, trang Tin tức quốc phòng của Trung Quốc cho biết nước này đã xây dựng hệ thống dân phòng tại huyện Danubian thuộc tỉnh Jilting. Huyện Danubian của Trung Quốc có chung đường biên dài 500km với Triều Tiên.

Một nữ cảnh sát Triều Tiên canh gác phía sau hàng rào tại một nhà tù gần biên giới với Trung Quốc

Một nữ cảnh sát Triều Tiên canh gác phía sau hàng rào tại một nhà tù gần biên giới với Trung Quốc. Ảnh minh họa

Theo đó hiện cả Trung Quốc và Triều Tiên đều tổ chức lực lượng canh phòng biên giới. Về phía Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn thành lập các trạm dân phòng để bảo vệ các làng biên giới. Cứ 10 hộ gia đình gần nhau lại thành lập tổ bảo vệ an ninh biên giới riêng và luôn có camera giám sát 24/24 giờ. 

Sau vụ một quân nhân đảo ngũ Triều Tiên giết 4 người Trung Quốc để cướp của tại thành phố biên giới Hòa Long cuối tháng trước, truyền thông Trung Quốc tỏ ra rất bức xúc. Họ đặt ra những khúc mắc về mối quan hệ giữa Trung Quốc - Triều Tiên và cho rằng chính phủ Trung Quốc “không nên quá dễ dãi như thế”. Trung Quốc hiện vẫn là đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên cả về kinh tế lẫn ngoại giao.

Trang Mạc (tổng hợp)

 

Đọc báo hôm nay: Tin tức mới cập nhật 24h ngày 4/1/2015
赞(76666)
未经允许不得转载:>88Point » 【rennes vs lens】Tin tức mới cập nhật ngày 16/1/2015: Hai Phó Bí thư Thành ủy đều là nữ