【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải】Chặt cây xanh Hà Nội: ‘Ông Trần Đăng Tuấn cũng là một người dân thôi’
Mới đây,ặtcâyxanhHàNộiÔngTrầnĐăngTuấncũnglàmộtngườidânthôthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải ông Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam có thử ngỏ gửi tới ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ông Tuấn đưa ra một số phân tích của mình phản bác lại việc Hà Nội đang chặt bỏ nhiều cây xanh lâu năm để thay thế bằng các loại cây khác.
Trao đổi với phóng viên Chất lượng Việt Nam bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho biết, việc chặt cây đã nhiều lần được nói tới, hiện nay có thể thấy cây xanh trồng trên đường phố cũng rất tạp, có rất nhiều cây đổ, gây tai nạn.
Ông Phan Đăng Long (bên phải) trao đổi với báo chí bên lề hội nghị. Ảnh Viết Cường
Theo ông Long, do ban đầu thành phố không hiểu biết về cây xanh đô thị, nhiều khi trồng lung tung, thậm chí để người dân trồng. Sau này tìm hiểu ra ở đô thị mới rõ ở đô thị thì cây phải có tiêu chuẩn nào, độ rễ làm sao không bị đổ, không tạo mùi để thu hút côn trùng đến hay sâu mọt....
Và trên cơ sở đó, công ty Công viên cây xanh tìm hiểu và thay thế cây.
“Bây giờ đang xây dựng thành phố văn minh hiện đại, muốn tạo ra đô thị văn minh hiện đại, trồng cây cũng theo quy hoạch. Đương nhiên có 1 đô thị trong 10-15 năm nữa, tương lai đẹp và thực sự thích. Cái đó cũng phải hy sinh bước đầu, chấp nhận phải chặt hạ một số cây ở một số tuyến phố. Chuyện này không phải chuyện gì lạ đối với các nước đô thị phát triển", ông Long nhìn nhận.
Về câu hỏi của phóng viên, Hà Nội đang chặt bỏ hầu hết toàn bộ cây xanh chứ không phải là thay thế. Việc này có phần lãng phí, tại sao không tận dụng đào cả gốc rễ cây rồi chuyển vào một số công viên, những nơi cần cây xanh?
Ông Long nói, không phải Hà Nội chặt bỏ hết, có nhiều cây đẹp vẫn phải tận dụng để đem đi trồng ở những nơi khác.
Nhiều cây xanh lâu năm trên đường Nguyễn Chí Thanh bị chặt hạ để thay thế một loại cây mới. Ảnh Dân Việt
Còn câu hỏi của phóng viên Vietnamnet về bức thư của ông Trần Đăng Tuấn. Ông Tuấn hỏi sẽ chặt cây nào, tại sao phải chặt, 6.700 cây phải chặt có phải là cây sâu mọt hay không và để người dân giám sát. Cây ở đường Nguyễn Chí Thanh đâu phải sâu mọt hết cả tuyến phố, ý kiến của ông?
Ông Long cho hay, không phải sâu mọt hết tất cả, nhưng có 3 chủ trương: Một là thay thế các tuyến cây, có thể cây không phải sâu mọt mà không đúng chủng loại, cây người ta nói không nên trồng ở đô thị.
“Phải lưu ý việc này không phải tiền ngân sách. Chặt cây ở đường Nguyễn Chí Thanh bằng hình thức xã hội hóa. Doanh nghiệp bỏ tiền ra sẽ quyết định làm việc gì, phù hợp mục đích”, ông Long giải thích.
Đối với trường hợp ông Trần Đăng Tuấn, ông Phan Đăng Long cho rằng ông Tuấn cũng là một người dân, thành phố có cả kế hoạch tổng thể và rất nhiều ban ngành tham gia. Còn cảm nhận của người dân rất có thể có ý kiến đúng sai. Chuyện mục đích rất rõ ràng, minh bạch rồi, người ta tuyên bố đang xây dựng đô thị có những cái phải hy sinh như thế. Thành phố đã công khai, minh bạch chuyện đó.
"Còn anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi. Còn biết bao nhiêu người dân đồng tình thì sao”, ông Long nêu quan điểm.
Viết Cường