当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【tỷ lệ kèo giao hữu quốc tế】Tiết kiệm gần 54 nghìn tỷ đồng kinh phí, vốn ngân sách nhà nước 正文

【tỷ lệ kèo giao hữu quốc tế】Tiết kiệm gần 54 nghìn tỷ đồng kinh phí, vốn ngân sách nhà nước

2025-01-12 08:47:20 来源:88Point 作者:La liga 点击:575次
Tiết kiệm gần 54 nghìn tỷ đồng kinh phí, vốn ngân sách nhà nước
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh dàn trải, lãng phí. Ảnh: TL

Tiết kiệm nhiều khoản lớn

Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2022, việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo đạt kết quả tốt trong THTK, CLP. Mặc dù vậy, kết quả THTK, CLP trong từng lĩnh vực còn một số tồn tại, hạn chế nhất định.

Trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2022 thu NSNN đạt 1,82 triệu tỷ đồng, tăng 403,8 nghìn tỷ đồng (+28,6%) so dự toán. Thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí 89,6 nghìn tỷ đồng; gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất 110,67 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, cắt giảm và nguồn còn lại của ngân sách trung ương (NSTW) năm 2021, trong đó bổ sung 6.840 tỷ đồng thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Tiết kiệm nhờ thực hiện khoán chi, giao quyền tự chủ tài chính được gần 3.500 tỷ đồng

Kết quả tiết kiệm do thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ tài chính theo chế độ quy định của các bộ ngành, địa phương năm 2022 là 3.494 tỷ đồng, một số đơn vị có kết quả cao như: Bộ Giao thông vận tải là 157 tỷ đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo là 25,1 tỷ đồng, TP. Hà Nội là 1.173 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh là 1.220 tỷ đồng...

Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra: chi NSNN năm 2022 ước đạt 2,16 triệu tỷ đồng, tăng 352,3 nghìn tỷ đồng (+19,4%) so dự toán. Đã sử dụng 15,84 nghìn tỷ đồng dự phòng NSTW để bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương (8,43 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (7,41 nghìn tỷ đồng) để xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Đã bổ sung 4.361 tỷ đồng cho 32 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2022 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 53.887 tỷ đồng (trong đó tiết kiệm chi thường xuyên được khoảng 716,9 tỷ đồng). Trong số đó, các địa phương tiết kiệm là 38.157 tỷ đồng; các bộ, ngành đóng góp số tiết kiệm là 9.901 tỷ đồng…

Một số bộ, địa phương có kết quả cao trong tiết kiệm kinh phí ngân sách như: Bộ Quốc phòng 2.556 tỷ đồng, Bộ Công an 1.896 tỷ đồng, Bộ Tài chính 328 tỷ đồng, Hà Nội 5.868 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 1.855 tỷ đồng, Bình Dương 338 tỷ đồng,...

Tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực

Chính phủ khẳng định, việc triển khai, thực hiện hiệu quả các giải pháp THTK, CLP đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính NSNN năm 2022; đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Về quản lý nợ công, đến năm 2022, ước quy mô nợ công của Việt Nam khoảng 3,6 triệu tỷ đồng, tương đương 38% GDP.

Đáng chú ý, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính.

Kết quả tiết kiệm do thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ tài chính của các bộ, ngành, địa phương năm 2022 là 3.494 tỷ đồng, một số đơn vị có kết quả cao như: TP. Hà Nội là 1.173 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh là 1.220 tỷ đồng, Nghệ An 298 tỷ đồng, Bình Dương 214 tỷ đồng, Hòa Bình 135 tỷ đồng, Lâm Đồng 147 tỷ đồng, Long An 201 tỷ đồng...

Trong mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng tài sản công, theo báo cáo của Chính phủ, công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương năm 2022 tiếp tục chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công tiếp tục được cập nhật vận hành có hiệu quả, tổng nguyên giá tài sản công đã cập nhật là 1,7 triệu tỷ đồng.

Trong đầu tư xây dựng, đầu tư công; quản lý, sử dụng trụ sở... năm 2022, có 55.214 dự án đã được phê duyệt quyết toán; qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán đã loại ra khỏi giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán là 9,3 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN của một số dự án chưa sát với khả năng thực hiện; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp so với kế hoạch...

Công khai các tổ chức, cá nhân gây lãng phí

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm nhiều hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; chất lượng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được nâng lên.

Các bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ban hành và ban hành theo thẩm quyền 602 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều quy định liên quan đến THTK, CLP. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ ban hành mới, sửa đổi, bổ sung tăng lên, là cơ sở quan trọng để THTK, CLP. Một số bộ, ngành làm tốt nhiệm vụ này như: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao việc thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP nhất là trong quản lý, sử dụng NSNN; tiết kiệm triệt để chi NSNN, cắt, giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo, xử lý, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh và đầu tư 5.941 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông Quân đội tiết kiệm 1.416 tỷ đồng.

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như: các bộ, ngành, địa phương báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ, thiếu định lượng; chưa khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được Quốc hội, đại biểu Quốc hội chỉ ra tại các kỳ báo cáo... gây khó khăn rất lớn cho việc tổng hợp, báo cáo kết quả THTK, CLP của Chính phủ.

“Tình trạng bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chậm ban hành chương trình THTK, CLP chưa được khắc phục, diễn ra nhiều năm, cho thấy người đứng đầu các cơ quan, tổ chức chưa coi trọng, chưa chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về việc xây dựng, triển khai Chương trình THTK, CLP trong bộ, ngành, địa phương, đơn vị, làm ảnh hưởng đến việc triển khai và kết quả thực hiện Chương trình tổng thể THTK, CLP của Chính phủ” - báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu rõ.

Trên cơ sở đó, ủy ban đã đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện ngay. Theo đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị cần có giải pháp khắc phục ngay tình trạng phân bổ, giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Đồng thời, công khai trên các phương tiện thông tin danh sách các bộ, ngành, địa phương chậm ban hành Chương trình HTK, CLP năm 2022, 2023 và các tổ chức, cá nhân có hành vi lãng phí, vi phạm các quy định về THTK, CLP.

作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜