【soi kèo man city vs aston villa】Thắt chặt kiểm tra hàng vi phạm xuất xứ từ cửa khẩu
Cận Tết,ắtchặtkiểmtrahàngviphạmxuấtxứtừcửakhẩsoi kèo man city vs aston villa Hải quan Quảng Ninh thu giữ gần 1 tỷ đồng hàng vi phạm | |
Quảng Ninh: Quyết ngăn hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ | |
Gia Lai: Tiêu hủy hàng vi phạm trị giá khoảng 3 tỷ đồng | |
Thu giữ hàng tỷ đồng hàng vi phạm trên tuyến Quốc lộ 18 | |
Tiêu hủy lô hàng vi phạm trị giá trên 834 triệu đồng |
Công chức Đội 4, kiểm tra hàng vi phạm sở hữu trí tuê tại cửa khẩu Hữu Nghị- Lạng Sơn. Ảnh: T.Bình. |
Theo đánh giá của Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHCục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, gọi tắt là Đội 4), năm 2018 tình hình hoạt động XNK hàng hoá vi phạm xuất xứ, SHTT có nhiều diễn biến phức tạp cả về hình thức và tính chất, mức độ vi phạm và phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các đối tượng thường lợi dụng việc hàng hóa được phân luồng Xanh (không phải kiểm tra thực tế hàng hóa) để gian lận, không khai báo trên tờ khai hải quan nhãn hiệu của hàng hoá NK, khai sai tên hàng, khai sai xuất xứ. Đặc biệt, còn có hành vi trộn lẫn hàng hoá vi phạm và hàng hoá không vi phạm với nhau, khai báo trị giá thấp để trốn thuế để NK hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.
Trước tình hình này, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp thắt chặt công tác kiểm tra xuất xứ, nhãn hàng hóa đối với hàng hóa NK, bao gồm hàng hóa NK do các công ty Việt Nam đặt nước ngoài sản xuất sau đó NK sản phẩm về Việt Nam.
Trường hợp có nghi vấn liên quan đến khai báo xuất xứ, các thông tin thể hiện trên nhãn hàng hóa như: Không phù hợp thông tin về hàng hóa khai báo trên C/O và thông tin thể hiện trên nhãn hàng hóa (tên hàng hóa, tên và địa chỉ có tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mã vạch thể hiện trên nhãn hàng hóa NK so với chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan), chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan chủ động chuyển luồng để kiểm tra thực tế hàng hóa xác minh nghi vấn.
Trong năm 2018, cơ quan Hải quan đánh mạnh vào các địa bàn trọng điểm như: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng, Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Đà Nẵng, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tập trung kiểm soát cao độ các lô hàng NK là hàng bách hóa, các loại hàng hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng như: Dược phẩm, tân dược, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy, các sản phẩm mỹ phẩm, dinh dưỡng cho trẻ em, các mặt hàng thời trang như đồng hồ, giày dép, quần áo…, các loại hàng hóa không chính hãng, kém chất lượng, sai quy định về nhãn mác, hàng hóa chuyển cửa khẩu, hàng hóa gửi hành lý xách tay…
Ông Nguyễn Văn Ba, Đội trưởng Đội 4 cho biết, tính đến nay, thông qua việc triển khai công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình địa bàn và thông tin từ cơ sở, phối hợp trao đổi thông tin, đơn vị đã trực tiếp phối hợp với các đơn vị hải quan địa phương phát hiện và xử lý 28 vụ việc vi phạm, trị giá trên 6 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2018, đơn vị đã chủ trì phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả 2 kế hoạch lớn nhằm ngăn chặn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu SHTT qua biên giới.
Chỉ tính riêng thực hiện thực hiện Kế hoạch số 98/KH-ĐTCBL ngày 14/8/2018 của Cục Điều tra chống buôn lậu về kiểm soát hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT từ nước ngoài vào Việt Nam sang Lào, Campuchia và ngược lại, trong thời gian từ 16/8 đến 5/10/2018, Đội 4 đã phối hợp với các Chi cục Hải quan cửa khẩu: Hữu Nghị, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, cảng Sài Gòn khu vực I, Mộc Bài, Xa Mát, cảng Cái Mép, Hoa Lư kiểm tra và phát hiện 12 vụ việc liên quan đến các lô hàng giả mạo SHTT và 18 vụ việc liên quan đến khai báo sai, sai xuất xứ hàng hóa.
Điển hình, Đội 4 đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài (Cục Hải quan Tây Ninh) kiểm tra thực tế 247 kiện hàng thuộc tờ khai số 500147441550 của Công ty TNHH Swift Freight Logistics làm thủ tục mở tờ khai. Theo khai báo, hàng hóa là máy điều hòa nhiệt độ hàng mới 100% xuất xứ từ Trung Quốc được vận chuyển từ cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cát Lái đến cửa khẩu Mộc Bài. Tuy nhiên, khi kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan phát hiện 247 kiện hàng lại có xuất xứ từ Malaysia.
Cũng trong thời gian này, cơ quan Hải quan cũng đã kiểm tra lô hàng thuộc tờ khai số 500147146630 của Công ty TNHH Sơn Hà làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Theo khai báo, hàng hóa là hàng tiêu dùng, may mặc, (gồm 14 mục hàng) hàng mới 100% do Trung Quốc sản xuất được vận chuyển từ cửa khẩu Hữu Nghị đến cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình). Tuy nhiên, khi kiểm tra, cơ quan Hải quan phát hiện, lô hàng thừa 6 mục hàng không khai báo.
Ông Nguyễn Văn Ba nhận định, có trường hợp hàng hóa được sản xuất NK hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là một nước sản xuất khác hoặc không gắn mác, không khai báo làm thủ tục hải quan nhằm gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng. Đặc biệt, hàng hóa nước ngoài có xu hướng “mượn” xuất xứ của các các nước để làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước NK.
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng theo ông Nguyễn Văn Ba, hiện nay công tác xử lý đối với các lô hàng nghi ngờ vi phạm quyền SHTT cũng như các lô hàng quá cảnh khai sai mã số, xuất xứ còn gặp nhiều khó khăn. Bởi tại Điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) quy định, hồ sơ hải quan có bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09 Phụ lục II phải ghi rõ số vận đơn, tổng số container, số hiệu, loại cont, số seal hãng tàu, tên hàng, mã HS, số lượng,… và phải có xác nhận của hải quan cửa khẩu nhập vào Bản kê vận chuyển hàng hoá quá cảnh (theo mẫu số 21/BKVC/GSQL). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kiểm tra hàng hoá tại các cửa khẩu các DN đều không xuất trình được Bản kê vận chuyển hàng hoá quá cảnh và chi cục hải quan cửa khẩu nhập cũng không làm thủ tục xác nhận Bản kê vận chuyển hàng hoá quá cảnh.
Trước đây, Cục Hải quan Đồng Nai đã từng phát hiện một công ty 100% vốn nước ngoài có hành vi giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất hàng đi Hoa Kỳ. Theo kết quả điều tra thì công ty này không sản xuất tại Việt Nam mà chỉ NK hợp chất xử lý nước từ Trung Quốc về rồi sau đó thay nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam trên lô hàng để xuất khẩu đi Hoa Kỳ. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Đánh giá kỹ tác động khi điều chỉnh giá điện, khám chữa bệnh, hàng không
- ·Vì cuộc sống bình yên của Nhân dân
- ·Còn khoảng trống pháp lý trong thu hồi tài sản tham nhũng
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Nhất trí 3 nội dung cơ bản trình Quốc hội vào kỳ họp đầu tháng 1/2022
- ·Đại biểu Quốc hội tán thành việc tổ chức chủ trì nghiên cứu có quyền đăng ký sáng chế
- ·Đội tuyển Việt Nam hoà Ấn Độ
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Phiên chất vấn chiều 6/11 tại Quốc hội
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Chính thức phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX
- ·TPHCM: Nhiều người lao động nhận được hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp
- ·Dĩ đức an dân, bình minh trở lại
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Hành khách đi máy bay chỉ cần khai báo y tế điện tử
- ·LBBank V.League 1
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng, cao nhất hơn 24.000 đồng/lít
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Bộ Công an không ngại quản lý cơ sở cai nghiện, nếu luật cho phép