Do vậy,ếntạonềntảngpháttriểnthịtrườngtráiphiếudoanhnghiệnhan dinh inter milan để thị trường này có bước chuyển thực sự, các cơ quan quản lý và thành viên thị trường cần chung tay góp sức cùng kiến tạo các điều kiện nền tảng cho thị trường. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Phạm Phú Khôi, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPbank).
|
* PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay?
- Ông Phạm Phú Khôi:Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện có hai cấu phần là trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Trong những năm qua, đặc biệt là 5 năm gần đây, thị trường trái phiếu chính phủ của Việt Nam đã có bước tiến rất nhanh, không chỉ tăng mạnh về quy mô, mà chất lượng cũng phát triển theo chiều sâu, thanh khoản tốt và đã hình thành đường cong lợi suất tương đối chuẩn.
Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của chúng ta lại chưa hình thành một cách thực sự theo chiều rộng và chiều sâu. Hiện nay, trên thị trường này chỉ có các công ty “top” đầu trên thị trường mới có thể phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp và đối tượng mua cũng chủ yếu là các ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng cũng chủ yếu là mua và nắm giữ đến khi đáo hạn, bởi thị trường giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp chưa hình thành.
* PV: Theo ông nguyên nhân vì sao thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện vẫn còn ở mức sơ khai?
- Ông Phạm Phú Khôi:Tôi nghĩ rằng, có rất nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan làm cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp của chúng ta còn ở mức sơ khai, nếu phân tích cụ thể thì rất rộng và tốn nhiều thời gian. Nhưng có thể cho rằng, thị trường này chưa phát triển là vì chúng ta còn thiếu những điều kiện nền tảng.
Tuy nhiên, theo tôi trái phiếu doanh nghiệp là một thị trường có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai của Việt Nam. Để thị trường này phát triển được cả chiều rộng lẫn chiều sâu cần phải có sự chung tay, góp sức của các cơ quan quản lý nhà nước và thành viên thị trường để cùng kiến tạo những điều kiện nền tảng.
Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới, bên cạnh khung pháp lý hỗ trợ đầy đủ, thì nhà đầu tư còn cần nhiều thứ khác. Đầu tiên là thông tin thị trường đầy đủ, minh bạch; thứ 2, có tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp; thứ 3, thị trường phải có thanh khoản; thứ 4 là công cụ phòng ngừa rủi ro;…
* PV: Chúng ta cần hỗ trợ gì để doanh nghiệp có thể huy động vốn qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả hơn, thưa ông?
- Ông Phạm Phú Khôi:Tôi nghĩ điều này cũng giống như câu chuyện “con gà, quả trứng”. Như đã nói trên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đang ở mức sơ khai, do đó muốn phát triển cần sự hợp tác đa chiều.
Theo đó, doanh nghiệp muốn huy động được vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì trước tiên họ phải đủ mạnh và minh bạch. Ngược lại, cơ quan quản lý cũng cần có những hỗ trợ nền tảng để thúc đẩy, như hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ; thúc đẩy hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp; có nơi cung cấp thông tin đều đặn, chính xác cho nhà đầu tư,…
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái