Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang ngày càng trầm trọng đã khiến Mỹ và Trung Quốc lo ngại đến mức hai nước đang xây dựng một mối liên kết mới và mang tính thăm dò lẫn nhau trong những lĩnh vực từng khiến hai bên bất đồng trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên,áchthứcđốivớiquanhệkèo burnley họ sẽ cần phải vượt qua mối quan hệ đầy gai góc tồn tại lâu nay giữa chính phủ theo chủ nghĩa xã hội của Bắc Kinh và chế độ dân chủ theo thị trường tự do của Washington. Cả hai đều là những đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế, và khác với Mỹ, Trung Quốc hầu như không muốn can thiệp vào các xung đột quân sự quốc tế. Trong chuyến công du tới Bắc Kinh mới đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề cập tới vấn đề "hiệp lực" giữa hai nước để đảm bảo an ninh toàn cầu và ổn định kinh tế. Ông Kerry đã gặp các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc để thảo luận hàng loạt vấn đề, nhất là những đe dọa dai dẳng và ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng nhằm vào Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản trong nhiều tháng qua. Triều Tiên có vẻ như đã sẵn sàng cho một vụ thử tên lửa mới, đây sẽ là vụ thử thứ ba tính từ tháng 12-2012. Ngoại trưởng Kerry và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, hai quốc gia sẽ cùng nhau hợp tác để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, buộc Triều Tiên phải từ bỏ kho vũ khí của nước này. So với các quốc gia khác, Chính phủ Triều Tiên và nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un có thể sẽ lắng nghe ý kiến của Trung Quốc hơn vì Trung Quốc là đối tác kinh tế và ngoại giao chính của Bình Nhưỡng, đồng thời là cầu nối của nước này với thế giới bên ngoài. Ông Dương Khiết Trì cho biết quan điểm của Trung Quốc đối với Triều Tiên là "rất rõ ràng" và kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán 6 bên, đã bị đổ vỡ cách đây 4 năm, nhằm chấm dứt các động thái đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông cho biết Trung Quốc kiên quyết cam kết duy trì hòa bình và ổn định, đồng thời thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, ủng hộ việc giải quyết vấn đề này một cách hòa bình thông qua đối thoại.... Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kerry tuyên bố rõ rằng Mỹ sẽ theo dõi sát sao cách thức Trung Quốc giải quyết vấn đề với Triều Tiên "nhằm đảm bảo rằng đây không chỉ là những lời nói suông mà là một chính sách thực sự đang được triển khai". Theo dự đoán của giới chuyên gia phương Tây, Trung Quốc sẽ hành động một cách chậm rãi và thận trọng để trở thành một đồng minh đáng tin cậy hơn của Mỹ. Nhưng cũng có khả năng Trung Quốc sẽ không từ bỏ mối quan hệ lâu dài của họ với Triều Tiên. Trong lịch sử, Bắc Kinh từng nhanh chóng thay đổi thái độ ngay sau khi dùng những lời lẽ cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng. Cuối năm 2010, khi các quan chức Mỹ đang ca ngợi Bắc Kinh vì có những nỗ lực mang tính xây dựng sau vụ một đảo của Hàn Quốc bị pháo kích thì bất ngờ một công ty của Trung Quốc đồng ý đầu tư 2 tỷ USD vào một khu công nghiệp của Triều Tiên. Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington cho rằng, Mỹ phải thận trọng khi mong muốn đạt được một bước đột phá lớn về vấn đề Triều Tiên với giới lãnh đạo mới của Trung Quốc bởi Trung Quốc không thể "đảo chiều" nhanh chóng như Mỹ mong muốn. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nói rằng bất kể tiến triển nào, cho dù là rất nhỏ, về vấn đề Triều Tiên đều là dấu hiệu cho thấy quan hệ Washington-Bắc Kinh đang ấm lên, hoặc ít nhất ở mức "sẵn sàng đối thoại". Ông Johnson cho rằng nếu hai bên có thể đối thoại về một vấn đề nhạy cảm như vấn đề Triều Tiên thì cũng có thể thảo luận về những vấn đề khác. M.Châu |