XEM CLIP: Tại phiên thảo luận KT-XH của QH chiều nay,óThủtướngKiểmtoánNhànướccóthểvàocuộcvụgiáđiệtrận stuttgart Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dành khoảng 10 phút giải trình thêm một số vấn đề đại biểu quan tâm, trong đó có nguyên nhân và thời điểm tăng giá điện, biểu giá điện và việc kiểm soát chi phí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
“Điện là trọng yếu của nền kinh tế. Để tăng 1% GDP, chúng ta ít nhất phải tăng 1,5% điện”, ông Vương Đình Huệ cho hay. Năm 2019, trên cơ sở kịch bản GDP 6,8%, thì điện phải tăng ít nhất 11,23%. Điều hành giá điện phải đạt cả 2 mục tiêu: Kiểm soát được lạm phát và phải có giá hợp lý để kêu gọi đầu tư cho ngành điện. Cho nên, trên cơ sở tổng rà soát, đề xuất kịch bản của Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và cân nhắc nhiều mặt, Chính phủ chọn phương án tăng giá điện 8,36%. Theo Phó Thủ tướng, việc lựa chọn tăng vào tháng 3 là để tránh lạm phát kỳ vọng và nếu điều chỉnh tăng muộn hơn thì tỷ lệ sẽ phải cao hơn. Về việc hóa đơn điện tăng đột biến, theo báo cáo bước đầu của Bộ Công thương và các cơ quan liên quan, có 3 nguyên nhân: giá điện tăng, số ngày trong kỳ ghi công tơ nhiều hơn và thời tiết nắng nóng bất thường. Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo Bộ Công thương, EVN và các bộ ngành liên quan tiếp tục tiết giảm các chi phí, giảm hao hụt điện năng, tiết kiệm chi phí đầu vào; tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý mở rộng thị trường bán buôn điện; thí điểm thị trường bán lẻ điện năng. Cùng với đó, sớm nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi bổ sung các biểu giá điện hợp lý hơn, vừa bảo vệ người có thu nhập thấp, vừa phù hợp với nhu cầu dùng điện ngày càng tăng cao. Việc sửa biểu giá điện sẽ tính đến số người dân dùng trên 200 kWh/tháng đang tăng lên. “Thanh tra Chính phủ sẽ sớm công bố kết luận thanh tra việc tăng giá diện và sẽ xử lý nghiêm các sai phạm nếu có của EVN. Chính phủ đang chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu đưa vào kế hoạch năm 2019 kiểm toán tài chính và kiểm toán chuyên đề giá điện của EVN”, Phó Thủ tướng cho biết. Điện, xăng tăng sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình KT-XH sáng nay, ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) nêu, tăng giá điện thời điểm hiện tại là chưa phù hợp dù việc này đã được tính toán và nằm trong lộ trình.
Bà đề nghị Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra, có đúng trình tự, quy định không, nếu sai thì xử lý ra sao. Ghi nhận việc đã có báo cáo về lộ trình điều chỉnh giá, Chính phủ khẳng định đã xem xét điều chỉnh theo đúng quy định, nhưng theo ĐB Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau), vấn đề cử tri quan tâm không phải đúng quy định hay không. Theo ông, cử tri muốn phải đánh giá cụ thể hơn và có dự báo thời gian tới, việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển KT-XH và đời sống nhân dân. Ông cũng cho rằng, trong khi lương không tăng mà hàng loạt các chi phí thiết yếu như điện, xăng, học phí đều tăng sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. “Để công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, kiến nghị QH đưa vào kiểm toán nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng này”, ông Hận nói. Chủ tịch EVN: Số liệu giá điện nữ đại biểu nói chưa chính xácBên lề QH chiều nay, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành khẳng định so sánh mà ĐB Lê Thu Hà đưa ra là chưa chính xác. |