【kq bd seria】Đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Cần Thơ

作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:12:36 评论数:

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã được triển khai hơn một năm,ĐẩynhanhtiếnđộdựncaotốcCầnThơkq bd seria nhưng tiến độ đến nay chậm khoảng 6 tháng so với kế hoạch đề ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thiếu vật liệu cát đắp.

Thiếu vật liệu đất cát đắp nền đường đang ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công dự án.

Thách thức cần tháo gỡ

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, đến đầu tháng 3-2024, dự án đạt tiến độ tổng thể 22,88% hợp đồng. Vướng mắc lớn nhất của dự án hiện nay là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Các địa phương đã bàn giao mặt bằng 110,25/110,85km (đạt 99,46%) và đủ điều kiện thi công được 107,95/110,85km tuyến cao tốc (đạt 97,4%). Trong đó, đoạn qua tỉnh Kiên Giang có 2km chưa có mặt bằng để thi công, do 22 hộ còn khiếu nại về giá đền bù. Bên cạnh đó, còn 22 vị trí đường điện cao, trung, hạ thế, cáp quang, đường nước... qua các tỉnh chưa di dời.

Cao tốc hiện đã đào nền đường được 91,6/97,7km, đạt 94%; trong tổng số 126 cầu trên tuyến, dự án đã triển khai thi công 93/117 cầu, đạt 79%, chủ yếu là các hạng mục đổ bê tông móng, mố, trụ cầu, lao dầm, hoàn thiện mặt cầu...

Về tình hình cung ứng vật liệu, nhu cầu cát cần cung cấp thêm để hoàn thành công tác đắp gia tải theo kế hoạch là 7,83 triệu m3, trung bình 60.000m3/ngày (Cần Thơ - Hậu Giang 20.000m3/ngày, Hậu Giang - Cà Mau 40.000m3/ngày).

Hiện nay đã đưa về công trường tổng cộng 2,3 triệu m3, trong đó tỉnh An Giang 0,365 triệu m3; tỉnh Đồng Tháp 1,935 triệu m3; tỉnh Vĩnh Long do chất lượng cát xấu cần phải sàng rửa, hao hụt nhiều nên mới lấy được 3.800m3. Khối lượng cát về công trường trung bình ngày (trong 10 ngày gần đây) 18.000m3/ngày.

Mặc dù các mỏ đã khai thác và cung ứng cho dự án có tổng trữ lượng 9 triệu m3 nhưng công suất khai thác hạn chế, bình quân 1 ngày chỉ đưa về công trường 18.000m3. Nếu tháng 3-2024 có thể khai thác 8 mỏ cát thì với công suất cấp phép hiện nay, mỗi ngày cũng chỉ cung ứng cho dự án Cần Thơ - Cà Mau được 34.000m3. Trong khi, do việc cung ứng năm 2023 chậm nên cần phải cung ứng khoảng 60.000m3/ngày mới có thể hoàn thành dự án theo kế hoạch.

Thượng tá Lê Xuân Long, Phó Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, cho biết: “Đang tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, UBND các tỉnh để làm sao mỏ cát biển khai thác ở Trà Vinh và Sóc Trăng chỉ có 2 vị trí đấy. Ở cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, có một số sẽ sử dụng cát biển. Thực tế thì cát biển được sử dụng thí điểm và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Đây là nguồn vật liệu chắc chắn theo tôi là phải sử dụng”.

Ngoài ra, theo Thượng tá Lê Xuân Long, nếu giải quyết được về nguồn nguyên vật liệu cát thì tiến độ tốt hơn. Tuy nhiên, với tiến độ này nếu giải quyết kịp cát thì công tác gia tải của trục dọc khoảng tháng 10 là sẽ hoàn thành và tháng 6-2025 sẽ dỡ tải đồng bộ toàn tuyến. Sau đó, nhà thầu tập trung nhân lực làm sao đáp ứng được đến 31-12 phải hoàn thành.

Hoàn thành cuối năm 2025

Dự án thành phần (DATP) đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, tổng chiều dài tuyến cao tốc là 110,87km (Cần Thơ - Hậu Giang 37,65km; Hậu Giang - Cà Mau 73,22km). Tổng mức đầu tư là 27.523,39 tỉ đồng (Cần Thơ - Hậu Giang 10.370,74 tỉ đồng; Hậu Giang - Cà Mau 17.152,65 tỉ đồng) do Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công ngày 1-1-2023; cơ bản hoàn thành vào tháng 12-2025. Theo thiết kế, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau ở giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô bốn làn xe, vận tốc 100km/giờ; các tuyến nối được xây dựng quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/giờ.

Tại buổi kiểm tra hiện trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, theo báo cáo, dự án còn thiếu hơn 3 triệu m3 cát đắp nền. Đây là một thách thức cần tiếp tục khắc phục, tháo gỡ để đảm bảo tiến độ của dự án.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cũng lưu ý giải phóng mặt bằng cũng là công đoạn quyết định đến tiến độ dự án. Do đó, đề nghị lãnh tỉnh Kiên Giang tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan giải quyết dứt điểm các vị trí còn vướng mặt bằng trong tháng 3-2024.

Người đứng đầu Bộ GTVT cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và các nhà thầu tập trung, quyết liệt hơn nữa triển khai đắp gia tải nền đường đối với các vị trí đất yếu trong bối cảnh vật liệu còn thiếu. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị các nhà thầu phải đảm bảo máy móc, thiết bị theo như kế hoạch. Đồng thời, tập trung thi công tại những vị trí đường găng ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành toàn tuyến đường công vụ, phục vụ cho việc vận chuyển thiết bị, máy móc.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm việc với các địa phương có trữ lượng cát sông, từ đó đề nghị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cung cấp 3 triệu m3 cát còn lại cho dự án. Ngoài ra, tiếp tục phối hợp chặt với Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng hai tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cấp mỏ cát biển.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được kỳ vọng sẽ khép kín trục dọc “xương sống mới” kết nối nội vùng, liên vùng, thông tuyến cao tốc Bắc Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, kết nối các đường cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu trong tương lai.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

最近更新